|
Cụ thể, Tổng cục Hải quan chỉ đạo, đối với hàng hóa khai báo là phế liệu nhập khẩu, khi thực hiện thủ tục hải quan, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định Hải quan để phân tích, đánh giá đảm bảo lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Trong quá trình lấy mẫu, cơ quan hải quan phải chụp ảnh thực tế hàng hóa nhập khẩu để lưu hồ sơ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Đối với hàng hóa khai báo là hàng đã qua sử dụng, không phân biệt mục đích sử dụng và có tên hàng, mã số hàng hóa, hàng có nghi vấn là phế liệu như bao bì, màng nhựa, dây đai, bao jumbo, đồ nhựa, lưới đánh cá… đã qua sử dụng, khi thực hiện thủ tục hải quan, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định Hải quan để xác định hàng hóa nhập khẩu có phải là phế liệu hay không.
Trước đó, giữa tháng 6, Tổng cục Hải quan cũng đã có văn bản số chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam.
Thực tế, thời gian qua có khoảng 3.000 container hàng phế liệu được nhập vào Việt Nam và đang tồn đọng tại các cảng.
Theo Tổng cục Hải quan, nguy cơ Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành điểm đến của các mặt hàng là rác thải, phế liệu đã được cơ quan hải quan đưa ra cảnh báo từ đầu năm nay, khi từ đầu năm 2018, Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu rác thải, phế liệu từ nhựa, nilon.
Tác giả: L.THANH
Nguồn tin: tuoitre.vn