Đẹp

Mùa dứa đến rồi, làm ngay món này để giúp làn da khỏe mạnh, căng mọng

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới rất thơm, ngon, ngọt mà lại giàu chất dinh dưỡng. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, có cả canxi, kali, folate… Ngoài ra còn có chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu ích khác như các enzyme có thể chống viêm và bệnh.

Cách chọn dứa ngon

Màu sắc: Màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát khi bạn quyết định chọn mua dứa (thơm). Phần cuống dứa là nơi cho biết độ ngọt của trái dứa. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng đều thì độ ngọt càng cao.

Nếu dứa không đều màu và có những chấm nâu đậm, vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức.

Không nên chọn trái dứa còn xanh, vì trái chưa chín và cũng không thể chín sau khi mua.

Hình dáng: Dứa ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt dứa hơn quả dài (dáng ống dài).

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới rất thơm, ngon, ngọt mà lại giàu chất dinh dưỡng. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, có cả canxi, kali, folate…

Mắt dứa: Nên chọn quả có mắt dứa lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt dứa sẽ có được phần cùi dày.

Mùi thơm: Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái dứa quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.

Cảm nhận bằng tay: Trái dứa chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái dứa quá chín thường bị nhăn. Những trái dứa tươi, vừa chín tới sẽ không quá cứng cũng không quá mềm, nhấn ngón tay vào vỏ dứa sẽ không bị lõm vào. Phần vỏ có nấm mốc, rỉ nước hay bị nứt là những dấu hiệu cho thấy trái dứa đã bị hư hỏng.

Phần ngọn dứa: Phần ngọn dứa tươi xanh luôn được yêu thích. Những trái dứa quá chín thường có phần ngọn khô và ngả sang màu nâu với những chiếc lá đang rụng rơi.

Nhiều người bán hàng chào mời dứa mới gọt vừa ngon lại tươi nhưng bạn nên cân nhắc điều này. Bạn có thể chọn dứa tại chỗ và nhờ người bán hàng gọt vỏ luôn trực tiếp nếu bạn ngại công đoạn này vì chúng khá tốn thời gian và cần chút khéo léo.

Sau khi mua dứa về, bạn nên gọt vỏ, sát trùng qua với nước muối loãng để đảm bảo chất lượng của quả dứa. Dứa có thể ăn trực tiếp không qua chế biến hoặc làm nước ép, sinh tố. Ngoài ra, bạn có thể làm phần mứt dứa để tủ lạnh sử dụng dần cũng rất tiện.

Hướng dẫn làm mứt dứa

Ngoài ra, bạn có thể làm phần mứt dứa để tủ lạnh sử dụng dần cũng rất tiện.

Nguyên liệu cần thiết:

Dứa quả - lượng tùy thích, đường phèn hoặc đường cát - lượng thích hợp.

Bạn có thể làm bao nhiêu tùy thích, tuy nhiên nên làm định lượng vừa phải để ăn hết trong thời gian ngắn sẽ đảm bảo cho thịt dứa được tươi ngon nhất.

Cách thực hiện mứt dứa:

Dứa mua về gọt vỏ hoặc bạn có thể nhờ người bán hàng gọt giúp. Rửa sạch qua nước muối loãng, để ráo. Bổ đôi quả dứa làm hai phần. Cắt nhỏ dứa và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Cho phần thịt dứa đã xay nhuyễn vào chảo chống dính. Thêm đường phèn hoặc đường trắng. Đun trên lửa lớn, hạ lửa nhỏ sên từ từ khi chúng sôi. Đến khi đường tan hết và phần mứt dứa sánh lại, sền sệt, phần cùi trở nên trong là được.

Mứt dứa bạn có thể ăn kèm với bánh mì sandwich hoặc pha nước uống giải khát.

Để nguội và cho vào lọ thủy tinh. Trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn dùng thìa gỗ sạch múc từng thìa ra là được. Mứt dứa bạn có thể ăn kèm với bánh mì sandwich hoặc pha nước uống giải khát.

Tác giả: Như Quỳnh (T/h)

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP