Tài nguyên cát trắng khai thác theo kiểu tận thu được tập kết đổ đầy bãi tại đường số 7 Khu công nghiệp Hòa Khánh. |
Tại Khu công nghiệp Hoà Khánh là nơi có lượng cát trắng lộ thiên nằm rất nhiều trong khu vực này. Lợi dụng đặc tính nằm lộ thiên của cát trắng, doanh nghiệp đã lách trong việc khai thác theo kiểu cát nằm lộ thiên, thuê đất là khoa bãi, thuê đất đầu tư nhà máy gặp khoáng sản nên xin khai thác tận thu tránh lãng phí tài nguyên.
Từ năm 2016 đến nay, khi phát hiện tại khu vực Hòa Khánh (Đà Nẵng) có lượng cát trắng nằm lộ thiên, một Công ty đã sử dụng “chiêu” thuê đất đã thuê 5.000m2 đất của Công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng để khai thác cát trắng. Thế nhưng khi được đối tác đồng ý cho thuê bãi, Công ty này đã đổi sang chiêu khác làm Công văn gửi chính quyền Đà Nẵng khi dọn dẹp mặt bằng thuê phát hiện có lượng cát trắng nên xin được tận thu nguồn cát tránh lãng phí tài nguyên. Với lý do đưa ra quá chính đáng này chính quyền Đà Nẵng đã đồng ý cho Công ty này được khai thác tận thu.
Không dừng ở đó, khi thấy được lượng cát trắng này thuộc loại khoáng sản có giá trị, Công ty này vẫn bám trụ thăm dò ở đây và tiếp tục xin phép khai thác cát trắng tận thu tại diện tích đất thuê để thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao của Công ty TNHH Daiwa Việt Nam. Diện tích được khai thác là 38,829m2, khối lượng cát trắng là 144.732m3 cát trắng nguyên khối, chiều dày lớp cát được phép khai thác trung bình là 4m.
Hiện nay Công ty này đã khai thác tận thu lượng lớn cát trắng tại khu vực này. Được biết dự án xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao của Công ty TNHH Daiwa Việt Nam sẽ hoàn thành vào quý III năm 2021.
Một điều lạ là diện tích đất Công ty TNHH Daiwa Việt Nam thuê làm nhà xưởng sản xuất nhưng khai thác tận thu nguồn khoáng sản cát trắng này lại là một Công ty khác. Điều đặt ra, nếu như Công ty TNHH Daiwa Việt Nam là doanh nghiệp có vốn nước ngoài không được khai thác khoáng sản thì tại sao việc khai thác tận thu cát trắng này không được đem ra đấu giá đảm bảo tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản mà lại chỉ định giao cho một Công ty khác. Một sự ngược đời đang diễn ra, Công ty này sao lại được ưu ái tận thu khoáng sản trên đất thuê làm nhà máy sản xuất của Công ty khác mà vẫn được chấp thuận.
Sau việc tận thu thành công trong thời gian qua của Công ty này thì trong thời gian tới có hay không việc tiếp tục khai thác theo kiểu tận này vẫn tiếp tục được thực hiên, điều này cần được cơ quan chức năng Đà Nẵng thông tin rõ ràng.
Liệu có vấn đề khuất tất nào ở đây hay không? Công ty đó là ai mà được nhiều ưu ái như vậy?
Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Tác giả: Nguyễn Nam
Nguồn tin: Báo Xây dựng