Trao đổi với chúng tôi, giám đốc một doanh nghiệp (DN) thực phẩm ở huyện Bình Chánh, TP HCM cho biết công ty ông đã thất thu một khoản không nhỏ do ảnh hưởng mưa lũ miền Trung. Một lượng hàng lớn chuẩn bị giao cho các nhà phân phối khu vực miền Trung hiện vẫn nằm kho, chờ giao thông phục hồi, người dân dọn dẹp xong hậu quả mưa lũ mới tổ chức phân phối hàng lại nhưng chắc chắn sẽ sụt giảm so với kế hoạch.
Cắn răng giữ giá
Vừa tặc lưỡi chấp nhận thiệt hại vì “đứt” đơn hàng đi miền Trung, các DN lại lo lắng giá vận chuyển ảnh hưởng đến giá hàng hóa. Giá xăng dầu tăng gần 1.000 đồng/lít ngay thời điểm cuối năm, cách Tết Nguyên đán hơn 1 tháng chắc chắn sẽ tác động dây chuyền kéo giá hàng hóa lên. Trong khi áp lực cạnh tranh quá căng thẳng, sức mua yếu nên ít DN dám mạo hiểm điều chỉnh giá bán.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, cho biết dân ta có truyền thống dù khó khăn mấy cũng lo chu toàn bữa ăn ngày Tết nên các DN thực phẩm đỡ lo hơn DN một số ngành khác. Diễn biến giá xăng mới đây sẽ tác động đến mặt bằng giá cả chung, gây sức ép lên DN nhưng tăng giá lúc này không phải là lựa chọn tốt để đưa hàng ra thị trường.
Theo ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), xu hướng những năm gần đây, người tiêu dùng sắm Tết trễ nên hiện nay, ngoại trừ nhóm quà Tết đang sôi động, còn lại người dân chưa quan tâm nhiều đến hàng Tết. Bắt đầu tuần sau, hệ thống bán lẻ Saigon Co.op đã “chạy” chương trình khuyến mãi Tết, hy vọng sức mua sẽ tốt dần lên.
Chợ truyền thống lo thất thu
Nếu kênh bán sỉ có nhiều chương trình để thu hút khách thì tại kênh bán hàng truyền thống, tiểu thương vẫn loay hoay với nỗi lo chợ Tết ngày càng ế. Dọn ra chợ tạm trên đường Tháp Mười (quận 6, TP HCM) buôn bán trong thời gian đóng cửa, sửa chữa chợ Bình Tây, các tiểu thương nơi đây đã chuẩn bị tinh thần thất thu mùa kinh doanh Tết 2017. Chỉ còn chưa đầy 40 ngày nữa là đến Tết, thời điểm này mọi năm, điện thoại cầm tay, điện thoại để bàn của thương nhân ở chợ reo liên tục để cập nhật giá cả, đặt hàng. Tuy nhiên năm nay, dạo một vòng chợ, chúng tôi ghi nhận hàng hóa bày trí xôm tụ nhưng tiểu thương thay vì bận rộn nghe điện thoại, đóng hàng, trả lời khách lẻ hỏi thăm thì lại rảnh rỗi ngồi ghi chép, nói chuyện phiếm. Khách mua lẻ cũng thưa thớt hơn.
Bà Ứng Thị Liên, kinh doanh ngành hàng kẹo, mứt lâu năm ở chợ Bình Tây, cho biết chợ năm sau ế hơn năm trước nhưng năm nay đặc biệt ế, chưa có dấu hiệu gì cho thấy sức mua sẽ “sung” lên. “Miền Trung ngập, miền Tây mưa nên ai nấy lo lắng lắm. Bán hàng Tết nhờ các đầu mối ở tỉnh nhưng năm nay đầu mối chậm gọi hàng, mà có gọi cũng không dám giao nhiều vì sợ khó lấy tiền. Khách lẻ mọi năm có lai rai, năm nay vắng hẳn vì chợ tạm chật, nóng… nên tiểu thương không dám trữ hàng nhiều mà chỉ nhập cầm chừng. Ế quá, rảnh, buồn, tiểu thương lại rủ nhau đi làm từ thiện!” - bà Liên nói.
Tại 2 chợ sỉ chuyên bán quần áo, giày dép đi các tỉnh là An Đông, Tân Bình, tình hình cũng không khá hơn. Theo thông lệ làm ăn, tiểu thương đóng hàng đi các tỉnh, tiền trả sau và trả gối đầu. Hai, ba năm nay buôn bán khó khăn, tiểu thương không dám cho gối đầu nhiều vì sợ khó thu hồi công nợ và cũng sợ cuối năm thay vì trả tiền, bạn hàng các tỉnh đóng hàng trả lại thì càng mệt. Hàng Tết cũng đã tràn ngập chợ lẻ nhưng chưa có khách mua.
Cắn răng giữ giá
Vừa tặc lưỡi chấp nhận thiệt hại vì “đứt” đơn hàng đi miền Trung, các DN lại lo lắng giá vận chuyển ảnh hưởng đến giá hàng hóa. Giá xăng dầu tăng gần 1.000 đồng/lít ngay thời điểm cuối năm, cách Tết Nguyên đán hơn 1 tháng chắc chắn sẽ tác động dây chuyền kéo giá hàng hóa lên. Trong khi áp lực cạnh tranh quá căng thẳng, sức mua yếu nên ít DN dám mạo hiểm điều chỉnh giá bán.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, cho biết dân ta có truyền thống dù khó khăn mấy cũng lo chu toàn bữa ăn ngày Tết nên các DN thực phẩm đỡ lo hơn DN một số ngành khác. Diễn biến giá xăng mới đây sẽ tác động đến mặt bằng giá cả chung, gây sức ép lên DN nhưng tăng giá lúc này không phải là lựa chọn tốt để đưa hàng ra thị trường.
Hàng Tết đã bắt đầu nhộn nhịp ở các chợ và siêu thị nhưng sức mua vẫn khá thấp Ảnh: Tấn Thạnh
Các siêu thị ở TP HCM cũng cho rằng cạnh tranh phân phối quá gay gắt nên khả năng các nhà cung cấp sẽ không tăng giá lúc này. Bản thân các siêu thị cũng chủ trương giữ giá, một số siêu thị còn cam kết khóa giá, bán giá tốt nhất và khuyến mãi tối đa để thu hút khách nên sẽ không chấp nhận cho nhà cung cấp tăng giá trong Tết.Theo ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), xu hướng những năm gần đây, người tiêu dùng sắm Tết trễ nên hiện nay, ngoại trừ nhóm quà Tết đang sôi động, còn lại người dân chưa quan tâm nhiều đến hàng Tết. Bắt đầu tuần sau, hệ thống bán lẻ Saigon Co.op đã “chạy” chương trình khuyến mãi Tết, hy vọng sức mua sẽ tốt dần lên.
Chợ truyền thống lo thất thu
Nếu kênh bán sỉ có nhiều chương trình để thu hút khách thì tại kênh bán hàng truyền thống, tiểu thương vẫn loay hoay với nỗi lo chợ Tết ngày càng ế. Dọn ra chợ tạm trên đường Tháp Mười (quận 6, TP HCM) buôn bán trong thời gian đóng cửa, sửa chữa chợ Bình Tây, các tiểu thương nơi đây đã chuẩn bị tinh thần thất thu mùa kinh doanh Tết 2017. Chỉ còn chưa đầy 40 ngày nữa là đến Tết, thời điểm này mọi năm, điện thoại cầm tay, điện thoại để bàn của thương nhân ở chợ reo liên tục để cập nhật giá cả, đặt hàng. Tuy nhiên năm nay, dạo một vòng chợ, chúng tôi ghi nhận hàng hóa bày trí xôm tụ nhưng tiểu thương thay vì bận rộn nghe điện thoại, đóng hàng, trả lời khách lẻ hỏi thăm thì lại rảnh rỗi ngồi ghi chép, nói chuyện phiếm. Khách mua lẻ cũng thưa thớt hơn.
Bà Ứng Thị Liên, kinh doanh ngành hàng kẹo, mứt lâu năm ở chợ Bình Tây, cho biết chợ năm sau ế hơn năm trước nhưng năm nay đặc biệt ế, chưa có dấu hiệu gì cho thấy sức mua sẽ “sung” lên. “Miền Trung ngập, miền Tây mưa nên ai nấy lo lắng lắm. Bán hàng Tết nhờ các đầu mối ở tỉnh nhưng năm nay đầu mối chậm gọi hàng, mà có gọi cũng không dám giao nhiều vì sợ khó lấy tiền. Khách lẻ mọi năm có lai rai, năm nay vắng hẳn vì chợ tạm chật, nóng… nên tiểu thương không dám trữ hàng nhiều mà chỉ nhập cầm chừng. Ế quá, rảnh, buồn, tiểu thương lại rủ nhau đi làm từ thiện!” - bà Liên nói.
Tại 2 chợ sỉ chuyên bán quần áo, giày dép đi các tỉnh là An Đông, Tân Bình, tình hình cũng không khá hơn. Theo thông lệ làm ăn, tiểu thương đóng hàng đi các tỉnh, tiền trả sau và trả gối đầu. Hai, ba năm nay buôn bán khó khăn, tiểu thương không dám cho gối đầu nhiều vì sợ khó thu hồi công nợ và cũng sợ cuối năm thay vì trả tiền, bạn hàng các tỉnh đóng hàng trả lại thì càng mệt. Hàng Tết cũng đã tràn ngập chợ lẻ nhưng chưa có khách mua.
Theo dõi sát diễn biến thị trường Chiều 22-12, tại hội nghị giao ban ngành công thương TP HCM, ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng Phòng Quản lý Thương mại Sở Công Thương TP, lưu ý các quận - huyện triển khai sát sao diễn biến giá cả thị trường, báo cáo về Sở Công Thương. Theo ông Phương, giá xăng dầu vừa điều chỉnh tăng cao nhất trong năm và ngay thời điểm chuẩn bị Tết Dương lịch, Âm lịch nên nhiều khả năng tác động đến thị trường giá cả cuối năm. Song song đó, đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo đang triển khai thí điểm ở kênh mua sắm hiện đại, có thể sẽ triển khai ở kênh chợ truyền thống trước Tết nên rất cần ban quản lý chợ, phòng kinh tế các quận - huyện phối hợp kiểm soát. Tết này, TP cũng tập trung kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, siết chặt công tác chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng; sẽ có đợt treo băng-rôn ở các chợ để nâng cao ý thức tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm tại kênh mua sắm này. |
Tác giả bài viết: Thanh Nhân
Nguồn tin: