Đường dẫn vào Bảo tàng Đồng Đình – Khu vườn của ký ức... |
Bảo tàng - Ký ức văn hóa độc đáo song không kém phần lãng mạn, mà chủ nhân là nhà thơ - đạo diễn truyền hình - NSƯT Đoàn Huy Giao...
Độc đáo Ký ức làng chài…
Với sự đầu tư xây dựng hết sức kỳ công từ ngôi nhà đến từng vật dụng, nơi đây được xem là nơi duy nhất tại Đà Nẵng đang lưu giữ ký ức về một làng chài, qua đó cũng mang theo cái hồn cốt thể hiện văn hóa miền biển của Việt Nam. Lạc bước vào khu “Ký ức làng chài”, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cuộc sống sinh hoạt gắn liền với biển cả mênh mông, sự bình yên cũng như những trắc trở sau cuộc mưu sinh của ngư dân làng chài quanh năm dân dã, mặn mà hương vị biển cả, sự hài hòa với thiên nhiên núi rừng của bán đảo Sơn Trà, lại độc đáo có một làng chài giữa đại ngàn, quả là một điều thú vị mà không dễ nơi nào có được. |
Bảo tàng Đồng Đình – Khu vườn của ký ức bao gồm 5 mảng chuyên đề: Nhà ký ức làng chài; Nhà trưng bày mỹ thuật – Nhà biệt thự; Nhà trưng bày cổ vật – Nhà Rường; Nhà ký ức đời rừng – Phòng ký ức quê nhà và Nhà sinh hoạt cá nhân – Nhà quản lý. Chúng tôi chỉ khai thác mảng Nhà “Ký ức làng chài” trong Bảo tàng Đồng Đình. “Ký ức làng chài” là những kỷ vật, đã gắn bó với cuộc đời đi đánh cá của ngư dân miền biển xưa cũ.
Đây là mảng chuyên đề sưu tập những mảnh ghép còn lại, sau cơn lốc đô thị hóa của làng Nam Thọ, một trong vài làng chài xuất hiện từ nửa sau thế kỷ thứ XV ở Tp Đà Nẵng. Núi Sơn Trà và biển Đà Nẵng, có tầm ảnh hưởng rất lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân tại ngôi làng này. Ngôi nhà được xây dựng giữa lòng bán đảo trên nền đá, làm từ xác 2 con thuyền gỗ, 3 chiếc thuyền nan và 5 chiếc thúng chai đã hết đời đi biển của làng chài Nam Thọ, chung quanh nhà là thảm thực vật xanh mát bốn mùa, mỗi vật dụng được trưng bày, trang trí quanh ngôi nhà đều là những kỷ vật hoài niệm, gắn bó với cuộc đời đi biển của ngư dân làng chài.
Bên cạnh đó, từ những chiếc phao thuyền được bày biện quanh nhà vô cùng độc đáo, cho đến những hũ mắm treo đầu giàn, gợi lên cuộc sống bình dị, dân dã của người dân làng chài rồi những mảnh lưới, ngư cụ đặc trưng của ngư dân được trình bày hết sức lãng mạn đầy cảm xúc. Ngoài ra, không gian ngôi nhà được thể hiện từ xác những con thuyền, kèm theo các hình ảnh đen trắng ghi lại dấu tích lịch sử của ngư dân, đặc biệt chính giữa nhà là Bản sắc Phong của triều Nguyễn dành cho làng chài Nam Thọ.
Đan xen trong không gian “Ký ức làng chài” là các câu thơ, ca dao gắn liền với cuộc sống ngư dân làng chài được thể hiện trên các ngư cụ: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà/Lòng thương nhớ bạn nước mắt và lộn cơm” hay “Lấy chồng nghề ruộng em theo/Lấy chồng đi biển, hồn treo cột buồm”… “Ký ức làng chài” là một phần đời, một phần hồn của người đi biển muốn gửi gắm lại cho thế hệ mai sau…
Chủ nhân Ký ức làng chài…
Khu “Ký ức làng chài” là khu vườn thư thái, yên tĩnh cây xanh tỏa mát bốn mùa, chim hót líu lo, tiếng ve kêu râm ran suốt cả mùa hè, đêm ngày nước suối đá chảy rì rào, róc rách hòa quyện vào nhau thành thơ, thành nhạc, được ví von và mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh… mời bạn về thăm biển cả giữa đại ngàn qua “Ký ức làng chài” nếu có dịp, và dù chỉ một lần.
Được gặp gỡ, giao lưu và trao đổi cùng Nhà thơ – Đạo diễn truyền hình – NSƯT Đoàn Huy Giao về khu “Ký ức làng chài” và được ông chân thành bộc bạch: “Bảo tàng Đồng Đình – Khu vườn của ký ức bao gồm 5 mảng chuyên đề, trong đó mảng chuyên đề “Ký ức làng chài” là một không gian mở tạo ra ấn tượng mạnh, gợi ra bao nhiêu suy tưởng về thành phố biển Đà Nẵng, thể hiện qua câu ca dao làm đau đáu lòng người: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà/Lòng thương nhớ bạn nước mắt và lộn cơm”. “Ký ức làng chài” được hình thành từ những mảnh ghép còn sót lại của làng chài Nam Thọ sau cơn lốc đô thị hóa, ngôi nhà được xây dựng trên nền đá, làm từ xác 2 con thuyền gỗ, 3 chiếc thuyền nan và 5 chiếc thúng chai đã hết đời đi biển của ngư dân làng chài, xung quanh là thảm thực vật và cây cối xanh mát bốn mùa…”.
NSƯT Đoàn Huy Giao còn trải lòng hết sức đặc biệt dành cho Bảo tàng Đồng Đình, mà ông đã tâm huyết, thai nghén hàng mấy thập niên qua… để rồi sáng
Tác giả: Nhàn Hoài Giang
Nguồn tin: Báo Giáo dục và Thời đại