|
Tia cực tím (UV) phát ra từ mặt trời có tác hại vô cùng lớn với làn da con người. Những tia sáng đó có bước sóng ngắn, nhỏ, có thể xuyên qua rìa lớp da đầu tiên và xâm nhập sâu bên trong vào các tế bào da, gây tổn thương bên trong. Những tia UV từ mặt trời có khả năng làm hỏng DNA của con người, gây viêm và đột biến gen. Các khu vực viêm thường dễ nhận biết bằng mắt thường, da bị đỏ và sưng - biểu hiện của việc cháy nắng. Theo thời gian, các đột biến gen sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da.
Vậy, kem chống nắng có lợi ích như thế nào trong việc bảo vệ làn da? Trên thị trường hiện nay có hai loại kem chống nắng chính: vật lý và hóa học.
Kem chống nắng vật lý phản chiếu tia UV của mặt trời vào môi trường. Chung giống như những tấm gương hóa học nhỏ, tia nắng của mặt trời chiếu vào vào những chiếc gương này và bị phản chiếu ra ngoài, không để các tia UV xuyên qua ra và làm tổn thương da của con người.
Chỉ số SPF rất quan trọng với kem chống nắng. Ảnh: Leif Parsons |
Ở các cửa hàng, kem chống nắng vật lý thường sẽ được mang nhãn là “kem chống nắng khoáng”, trong đó có chứa titan dioxide hoặc kẽm oxit là thành phần hoạt động của chúng.
Kem chống nắng hóa học thì có một chút khác biệt. Loại kem chống nắng này chứa các hóa chất hấp thụ tia UV, giống như là những miếng bọt hóa học nhỏ thụ ánh nắng trước khi chúng xâm nhập vào trong và gây tổn thương cho da. Kem chống nắng hóa học có chứa các thành phần hoạt động như avobenzone hoặc oxybenzone.
Chỉ số SPF thực sự có nghĩa là gì? - Ngoài sự khác biệt giữa kem chống nắng hóa học và vật lý, mỗi loại kem chống nắng khác nhau sẽ có SPF khác nhau. SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UV-B trong thời gian nhất định. Như Penn State News giải thích, chỉ số SPF cho bạn biết bạn sẽ nhận được bao nhiêu sự bảo vệ từ kem chống nắng hơn là không mặc áo chống nắng. Ví dụ, việc bôi kem chống nắng có SPF 15 sẽ cho phép bạn ở dưới ánh mặt trời lâu hơn 15 lần mà không bị bỏng hơn là không bôi.
Điều đó không có nghĩa là SPF càng cao thì càng tốt. Xếp hạng SPF tuân theo thang logarit, có nghĩa là nó tăng lên theo từng bước nhỏ. Kem chống nắng SPF 30 ngăn chặn 97% tia UV-B, trong khi SPF 50 ngăn chặn 98%. Vì vậy, bạn không cần phải dùng loại kem chống nắng có SPF quá cao. Tổ chức Ung thư Da cho biết bất kỳ loại kem chống nắng nào có chỉ số SPF cao hơn 15 đều có tác dụng. Chỉ cần thường xuyên sử dụng trong suốt cả ngày - bôi 1 đến 2 tiếng một lần, sau khi đổ mồ hôi hoặc bơi lội để giữ cho da của bạn được an toàn.
Tác giả: Phương Ly
Nguồn tin: ngaynay.vn