Năm 2011, nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch khuyến khích người dân giảm bớt sử dụng chất kháng sinh. Tỷ lệ dùng kháng sinh tại một số nơi như thành phố Thượng Hải đã giảm 31%, và mới đây còn có đề xuất cấm sử dụng Colistin trong chăn nuôi tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây vẫn là nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.
Khảo sát trên toàn Trung Quốc cho thấy, 42-83% số người khỏe mạnh được thử nghiệm có chứa siêu vi khuẩn đủ khả năng chống lại kháng sinh Penixilin cũng như những biến thể của nó.
Các đầm nuôi tôm chức hàm lượng kháng sinh cao
Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng, sự lây lan của những siêu vi khuẩn chủ yếu thông qua bằng đường du lịch, vận chuyển. Đã có từng có nghi ngờ về thực phẩm Trung Quốc là nguyên nhân chính, nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học để chứng minh.
Cho đến tận năm 2015, theo một nghiên cứu của phòng phân tích vi sinh học quốc gia NML - Canada, tất cả những mẫu dương tính với siêu vi khuẩn từ các sản phẩm thủy sản đều đến từ Đông Nam Á và Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra việc sử dụng kháng sinh một cách vô tội vạ trong nền nông nghiệp nước này. Tuy nhiên, do bất lực kiểm soát mà các quốc gia nhập khẩu như Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Từ những năm 90, người Mỹ tiêu thụ số lượng tôm hàng năm tăng gấp đôi và đây là món ăn chính. Ở thập niên 80, người dân chủ yếu sử dụng tôm trong nước nhưng do biến đổi khí hậu và nhu cầu ngày càng tăng, Mỹ đã phải nhập khẩu.
Từ năm 1990-2006, lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đôi, đạt khoảng 0,6 triệu tấn mỗi năm, và khoảng 90% số tôm trên bàn ăn người Mỹ được nuôi ở nước ngoài.
Năm 2003, tôm nhập khẩu từ Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục so với 11 năm trước đó với 16% thị phần. Một năm sau, Bộ Thương mại Mỹ đã phải áp thuế chống bán phá giá 112% lên các sản phẩm tôm Trung Quốc nhập vào nước này.
Cách đối phó tinh vi
Đối phó với các rào cản thương mại về nguồn gốc thực phẩm, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống tinh vi nhằm xóa bỏ xuất xứ hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
Thống kê của Chính phủ Mỹ cho thấy, lượng tôm nhập từ Malaysia năm 2004 bất ngờ tăng gấp 10 lần sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với tôm Trung Quốc. Lượng tôm nhập khẩu này tăng đều và chiếm tới 5% thị trường tôm tiêu thụ tại Mỹ trong khoảng 2008-2011.
Tỷ lệ tôm TQ vào Mỹ tăng mạnh
Không ít quan chức Mỹ cho rằng, tôm nhập khẩu từ Malaysia thực chất là từ Trung Quốc vì đặc tính mùa vụ của nuôi trồng thủy sản ở nước này. Năm 2015, Malaysia chỉ chế biến được 32.000 tấn tôm và khoảng 18.000 tấn đã được tiêu thụ trong nước, 12.000 tấn được xuất sang Singapore nên số còn lại không đủ để chiếm lĩnh các thị trường khác.
Một sự trùng hợp khác là lượng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc vào Malaysia lại tăng đột biến trong 10 năm qua, với mức bình quân 20.000 tấn/năm.
Việc vận chuyển tôm từ Trung Quốc sang Malaysia và đổi giấy xuất xứ là chuyện vô cùng bình thường khi các công ty dịch vụ môi giới có thể hoàn thành thủ tục giấy tờ dễ dàng.
Tháng 4 năm nay, FDA cảnh báo sẽ kiểm tra chặt chẽ tất cả các lô hàng tôm, thủy sản từ Malaysia và một số nước để xét nghiệm trước lo lắng về việc hợp thức hóa nguồn gốc xuất xứ. Phía cơ quan chức năng của Malaysia cũng cam kết sẽ thắt chặt việc kiểm soát các nhà máy chế biến tôm và việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Song, các công ty Trung Quốc lại lắt léo hơn khi chuyển mặt hàng thủy sản đông lạnh vòng vèo qua nhiều nước trước khi xuất khẩu vào Mỹ, khi Malaysia đã bị nghi ngờ. Một trong những nước được Trung Quốc nhắm đến là Ecuador. Lượng tôm nhập từ Trung Quốc vào đây để tuồn sang Mỹ bắt đầu tăng lên.
Một trường hợp gần đây đang được dư luận quan tâm. Ocean Rancho, công ty có trụ sở tại Rancho Cucamonga, California đã nhập tôm của Malaysia. Công ty này được thành lập bởi một người đàn ông tên là Kai Hua Tan, nhân viên của một công ty nuôi tôm ở Trung Quốc. Ông này cũng có mỗi liên hệ với Tasty Goody, hệ thống ăn nhanh Trung Quốc gồm 11 nhà hàng ở California.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết đã thu thập được các tài liệu cho thấy công ty nuôi tôm của Trung Quốc đã trốn thuế bằng cách thay đổi hình thức vận chuyển. Khi bị điều tra, công ty này từ chối trả lời các câu hỏi. Ocean Rancho đã tuyên bố phá sản và giải thể, sau khoản nợ 1,6 triệu USD tại Hải quan Mỹ.
Cùng thời gian đó, một công ty khác được thành lập, có tên Mita Group, cùng địa chỉ và số điện thoại với Ocean Rancho. Năm ngoái, họ nhập khẩu ít nhất 1,5 tấn tôm từ Ecuador.
Tác giả bài viết: Nam Hải (Theo Bloomberg)
Nguồn tin: