Sáng 11/2 (Rằm tháng Giêng), nhiều người có mặt đã không khỏi ngỡ ngàng vì vẻ độc đáo của những con gà cúng được tạo thế ở nhà thờ dòng họ Đại tôn Lê Quang, ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Các thế gà dâng cúng chủ yếu gồm gà bay, gà quỳ, gà nằm, gà đứng mình rùa…
Trong số đó phải kể đến một sản phẩm sáng tạo của ông Lê Quang Lượng - người dân đam mê làm gà cúng của dòng họ Lê Quang.
Theo ông này, để hoàn thành được con gà này cần rất nhiều thời gian và công phu. Trước tiên cần phải chọn loại gà đủ lớn, có trọng lượng từ 4 – 5kg; gà sau khi được mổ và làm sạch, phải mất thời gian để nắn gà theo ý muốn của mình.
“Sau khi gà được tạo thế phải sử dụng nồi chuyên dụng để luộc gà, trong quá trình luộc cần phải căn chỉnh thời gian phù hợp để gà không quá chín, dễ bị nứt sẽ mất thẩm mỹ” - ông Lượng nói.
Được biết, sau 3 giờ đồng hồ, ông Lượng và người con trai mới hoàn thành được tác phẩm gà bay đứng trên quả địa cầu, trong đó quá trình tạo dáng gà mất hơn nửa thời gian.
Ngoài việc chế tác gà thật đẹp, người dân sử dụng nhiều vật liệu như quả cầu, trái dừa hoặc con rùa vàng làm chỗ đứng cho gà để mâm cỗ thêm phần trang trọng, phong phú và mang tính nghệ thuật cao.
Còn theo chia sẻ của người dân thuộc dòng họ Nguyễn Đức, ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), mỗi năm cứ đến ngày Rằm tháng Giêng, con cháu của dòng họ lại làm những thế gà “bay”, gà “quỳ” rất độc đáo. Việc chuẩn bị mâm cỗ kỳ công để cúng tế tổ tiên, ông bà trong ngày rằm, nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu trong dòng tộc.
Ông Hoàng (53 tuổi), một người trong dòng họ Nguyễn Đức cho biết: "Những con gà với thế "bay" và "quỳ" trên mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng ngoài thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, còn là như một cuộc thi xem gà của các con cháu nào làm đẹp nhất. Đây là phong tục rất riêng của dòng họ chúng tôi".
Được biết, những các con gà trên các mâm cỗ cúng với đủ thế này đều được do chính tay con cháu trong dòng tộc làm. Mỗi nhà đảm nhận làm 1 con, bày lên mân cúng để dâng lên nhà thờ họ.
Các vị cao niên trong dòng họ Nguyễn Đức cho biết, để hoàn thành được những thế gà này cần rất nhiều thời gian và sự công phu ở tất cả các khâu.
Theo tìm hiểu, ngoài dòng họ Nguyễn Đức, Lê Quang thì ở huyện Lộc Hà còn có rất nhiều dòng họ cũng có phong tục làm gà “bay”, gà “quỳ” để cúng tế tổ tiên vào dịp Rằm tháng Giêng.
Một số hình ảnh những thế gà độc đáo được PV ghi lại:
Ông Hoàng (53 tuổi), một người trong dòng họ Nguyễn Đức cho biết: "Những con gà với thế "bay" và "quỳ" trên mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng ngoài thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, còn là như một cuộc thi xem gà của các con cháu nào làm đẹp nhất. Đây là phong tục rất riêng của dòng họ chúng tôi".
Được biết, những các con gà trên các mâm cỗ cúng với đủ thế này đều được do chính tay con cháu trong dòng tộc làm. Mỗi nhà đảm nhận làm 1 con, bày lên mân cúng để dâng lên nhà thờ họ.
Các vị cao niên trong dòng họ Nguyễn Đức cho biết, để hoàn thành được những thế gà này cần rất nhiều thời gian và sự công phu ở tất cả các khâu.
Theo tìm hiểu, ngoài dòng họ Nguyễn Đức, Lê Quang thì ở huyện Lộc Hà còn có rất nhiều dòng họ cũng có phong tục làm gà “bay”, gà “quỳ” để cúng tế tổ tiên vào dịp Rằm tháng Giêng.
Một số hình ảnh những thế gà độc đáo được PV ghi lại:
Gà quỳ, thế gà dễ làm nhất trong gà cúng
Các thế gà được chuẩn bị công phu và bày biện ngay ngắn trên mâm chính
Tác giả bài viết: PV / Người Đưa Tin