Xã hội

Cán bộ xã phát hiện vật “lạ”, nghi cổ vật văn hóa Sa Huỳnh

Vật thể có hình hoa văn như chiếc lá, có hình thù như một chiếc đầu thú có sừng, mắt, miệng, lưỡi giống đầu trâu hoặc đầu dê.

Tối 23/5, thông tin với Pháp luật Plus ông Ngô Hoàng Long - Cán bộ Tuyên giáo Đảng ủy xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, ông Long đã phát hiện trang sức đầu thú nghi là cổ vật thời văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách đây từ 2.000 - 3.000 năm.

Trang sức đầu thú nghi là cổ vật thời văn hóa Sa Huỳnh. (Ảnh: Ngô Hoàng Long)

Theo ông Long cho biết trong lúc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ, ông Long phát hiện ở ven đường một vật “lạ” bằng đá nghi là cổ vật thời văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách nêu trên.

Theo ông Long có thể đây là khuyên tai hình đầu thú - một loại trang sức được sáng tạo bởi người cổ Sa Huỳnh sống cách đấy 2.000 - 3.000 năm. (Ảnh: Ngô Hoàng Long)

Theo ông Long còn cho biết "trong khi tham gia huấn luyện tôi thấy vật này lẫn trong đất đá ven con đường đất đỏ ở thôn Hiền Hòa 1, xã Vĩnh Hiền. Bởi là người học sử nên tôi nghi đó là cổ vật nên đã nhặt về để tìm hiểu"

Qua đo đạc PV nhận thấy, vật thể nghi cổ vật mà anh Ngô Hoàng Long tìm được có chất liệu bằng đá, chiều ngang khoảng 6 cm và cao 5 cm, đặc biệt vật thể này có hình hoa văn như chiếc lá, có hình thù như một chiếc đầu thú có sừng, mắt, miệng, lưỡi giống đầu Trâu hoặc đầu Dê.

Ông Long cho biết trước mắt ông sẽ cất giữ làm kỷ niệm (Ảnh: ông Ngô Hoàng Long cung cấp)

“Tôi nghi vật ‘lạ’ này là khuyên tai hình đầu thú, một loại trang sức được sáng tạo bởi người cổ Sa Huỳnh sống cách đấy 2.000 - 3.000 năm”, ông Long nói

Được biết, khi mang cổ vật về ông Long đã chụp ảnh và hỏi một người bạn tên Trần Văn Dũng đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế và được nhận định, vật thể mà anh tìm được có thể là chiếc khuyên tai hình đầu thú, một sản phẩm sáng tạo tại chỗ của người cổ Sa Huỳnh giống với tư liệu ghi chép lại.

Trang sức có hình giống đầu Trâu hoặc Dê. (Ảnh: Ngô Hoàng L:ong)

Theo đó, đến nay đã có khoảng 70 chiếc được tìm thấy ở 15 địa điểm trên toàn khu vực Đông Nam Á. Loại trang sức này chủ yếu được tìm thấy từ các địa điểm khảo cổ ở khu vực Quảng Nam, hiện được lưu giữ trong các bảo tàng và lưu lạc trong các sưu tập cá nhân tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hội An.

Theo ông Long trang sức này được ông phát hiện là lần đầu tiên ở Huế.(Ảnh: Ngô Hoàng Long)

Tác giả: Đăng Hậu

Nguồn tin: Báo Pháp luật Việt Nam

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP