Bạn cần biết

Ăn chậm – thói quen duy trì một cuộc sống bất tử

Những lợi ích sức khỏe khi duy trì thói quen ăn chậm thật đáng bất ngờ.

Juliet Boghossian, chuyên gia và là người sáng lập công ty nghiên cứu hành vi ẩm thực Food-ology, tuyên bố: "Các hành vi liên quan đến thực phẩm trong thực tế có thể hé lộ nhiều khía cạnh về tính cách hoặc các xu hướng hành vi của cá nhân. Cái mà chúng tôi muốn đề cập đến là các thói quen nhất quán, đặc trưng và mang phong cách riêng".

Ngăn ngừa bệnh trọng

Các nhà khoa học cho biết, kể từ khi bạn bắt đầu bữa ăn, não sẽ mất ít nhất 20 phút để nhận tín hiệu no bụng. Bởi vậy, nếu bạn ăn quá nhanh, não chưa kịp phản ứng. Khi đó, bạn nghĩ mình vẫn có thể ăn thêm nên tiếp tục thưởng thức các món dù thực tế dạ dày đã đầy.

Để duy trì một sức khỏe phi thường, các chuyên gia khuyên bạn hãy ăn từ tốn, càng chậm càng tốt.

Nhờ vậy, bạn sẽ không có cảm giác đầy bụng khó chịu, không nạp quá nhiều calories vào cơ thể gây béo phì.


Ăn chậm, nhai kỹ giúp thực phẩm được chia nhỏ khi vào dạ dày, cơ thể bạn sẽ có quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Thức ăn trải qua quá trình tiêu hóa khoảng 6-8 tiếng, từ miệng qua họng, thực quản, dạ dày và ruột non sinh ra chất dinh dưỡng. Phần thức ăn còn sót lại sẽ chuyển xuống ruột già.

Việc ăn chậm giúp giảm tải cho dạ dày trong việc nghiền nát thức ăn.

Ngoài ra, để tránh ăn dồn dập một lúc, gây hại cho đường tiêu hóa, bạn không nên bỏ bữa. Các bữa ăn cần đúng giờ. Nếu hơi đói, bạn nên ăn ngay, tránh chờ tới lúc bụng cồn cào.

Chế độ ăn nhiều đạm và nhiều chất béo sẽ sinh ra một lượng dinh dưỡng dư thừa tích tụ trong cơ thể, dẫn tới béo phì và các bệnh như: Tiểu đường, gút, máu nhiễm mỡ.

Ăn chậm, nhai kỹ, thực phẩm được chia nhỏ hơn khi vào dạ dày, cơ thể sẽ có quá trình tiêu hóa tốt hơn. Trên thực tế, nếu bạn nhai thức ăn đúng cách, quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay trong miệng. Cơ thể sẽ phải mất ít năng lượng hơn cho việc tiêu hóa.

Đây là một trong những lợi ích sức khỏe chính của việc ăn chậm.

Thay đổi trong lối sống

Khi dành thời gian để đánh giá cao những gì mình đang ăn và ăn từ từ, sẽ ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ lối sống của bạn.

Mức độ căng thẳng giảm xuống vì bạn không vội vàng, liên tục làm việc với cường độ cao. Lối sống này giúp bạn đạt được nhiều niềm vui và thành công hơn mong đợi.


Rèn luyện tâm trí

Theo chuyên gia Juliet Boghossian, người ăn chậm thường là những đối tượng thích sự kiểm soát và biết cách thưởng thức cuộc sống. Họ có xu hướng tự tin và kiên định.

Tuy nhiên, những người chỉ thỉnh thoảng ăn chậm, có thể làm điều đó vì tâm trạng buồn bã hoặc thiếu năng lượng.

Mặc dù người ăn chậm có thể cảm thấy áp lực phải bắt kịp tốc độ ăn của những người khác, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng Hormes, bà đã chỉ ra rằng, thói quen ăn chậm có liên quan đến việc giảm hấp thu calo, tăng cảm giác no bụng và tăng cảm giác hài lòng đối với bữa ăn.

Khi chú ý đến những gì đang ăn và đặt tất cả sự tập trung vào thực phẩm, bạn đang thực sự rèn luyện tâm trí của mình.

Ăn chậm giúp bạn rèn luyện tâm trí và tránh xa những phiền nhiễu, giúp bạn tìm hiểu cách hoàn toàn tập trung vào chỉ một việc và tận dụng tối đa thời gian để hoàn thành việc đó.

Tác giả: Trang Dung

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

  Từ khóa: sống khỏe , Ăn chậm

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP