Sau khi kết hôn, bạn sẽ làm gì trong trường hợp nhà chồng cư xử tệ với mình? Bạn có chắc là bạn chỉ cần anh ấy mà không để tâm đến ba mẹ, chị em anh ấy không? Chỉ cần bạn trả lời hết các câu hỏi dưới đây, tôi tin là bạn có thể phần nào cảm thấy đúng đắn hay không với quyết định về chung một nhà cùng người mình yêu:
1. Anh ấy có quá nghe lời mẹ không?
Nếu trong gia đình bạn trai, mẹ anh là người nắm toàn quyền quyết định, đấy sẽ là một điều khó khăn cho bạn trong những ngày tháng làm dâu sau này.
Bạn có từng tưởng tượng mình sẽ cảm thấy thế nào khi mẹ chồng đòi quản lí và can thiệp vào mọi chuyện, thậm chí các vấn đề riêng tư của vợ chồng bạn? Ngoài ra, nếu anh ta chỉ chăm chăm hy vọng bạn cư xử tốt với mẹ anh và thuyết phục bạn làm mọi thứ theo ý mẹ anh ta, lúc đó bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác bị xúc phạm.
Một bà mẹ chồng quá kiểm soát sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt khi sống cùng. Hình minh họa: Internet. |
Lời khuyên: Hãy cố gắng tìm hiểu xem mẹ anh ta thích gì và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cư xử với mẹ chồng nếu bạn thực sự nghiêm túc trong mối quan hệ này!
2. Bố của anh ấy là người như thế nào?
Bố của anh ấy có phải là một người độc tài, gia trưởng không? Nếu câu trả lời là "Có" và mọi việc trong nhà đều nằm trong sự kiểm soát của ông, còn anh luôn nghe theo răm rắp thì chưa chắc sau khi về làm dâu, bạn được quyền lên tiếng bất cứ điều gì trong nhà đâu!
Lời khuyên: tương tự như với mẹ chàng, bạn hãy cố tìm hiểu xem ông thích gì để thuyết phục ông.
3. Anh chị em ruột của anh có thoải mái không?
Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm quen, thân thiết với anh chị em của chàng.
Lời khuyên: Tốt nhất là hãy đảm bảo rằng, sự hiện diện của bạn trong cuộc sống của gia đình chồng hoàn toàn dễ chịu, bình yên. Nếu họ thật sự dễ chịu, biết đâu sau này, khi hai bạn cãi nhau, chính họ lại là những người giảng hòa cũng nên.
4. Những ai ưa nắm quyền hành trong gia đình?
Nếu bạn tìm thấy sự ưa kiểm soát ngay trong lời ăn tiếng nói của bố mẹ hoặc anh chị em ruột của chàng, bạn cần suy nghĩ lại ít nhất ba lần vì chúng có thể làm cho cuộc sống sau này của bạn gặp nhiều phiền toái.
Lời khuyên: Thời gian đầu hãy im lặng chịu đựng rồi từ từ tìm cách trình bày chính kiến của mình!
5. Họ hàng thân thích của anh còn những ai?
Anh ta có những người thân ưa can thiệp vào chuyện nhà người khác và đưa ra những lời khuyên vô bổ khiến bạn khó chịu không?
Hãy cư xử khéo léo với họ hàng nhưng nên phớt lờ sự châm chọc của họ! Hình minh họa: Internet. |
Lời khuyên: Nếu câu trả lời là có, bạn hãy phớt lờ những người như vậy! Hãy nhớ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Thông thường, những người hàng xóm láng giềng mới chính là người đứng ra giúp đỡ bạn mỗi khi hai vợ chồng có mâu thuẫn khó hòa giải.
6. Gia đình anh có coi trọng vật chất?
Thật tuyệt vời khi hai bên gia đình “môn đăng hộ đối” với nhau. Nhưng nếu bạn xuất thân trong một gia đình bình thường, luôn coi trọng tình nghĩa hơn vật chất, hãy chọn một người đàn ông đến từ một gia đình tương xứng với gia đình bạn.
Nếu bạn chọn điểm dừng chân hôn nhân với một gia đình giàu có, coi trọng tiền bạc hơn bất cứ điều gì, bạn sẽ khó có được sự tôn trọng từ họ!
Lời khuyên: Bạn hãy quyết định theo cả con tim và lí trí, nhưng phải "độc lập về tài chính" để không ai có quyền coi thường bạn.
7. Anh ấy luôn tìm mọi cách thay đổi bạn theo ý mình?
Bạn sẽ không bao giờ có thể sống chung và hòa thuận với những người luôn tìm mọi cách cố gắng thay mình mà không quan tâm những điều bạn làm là đúng hay sai.
Lời khuyên: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy anh luôn tỏ thái độ cố gắng xoay bạn theo ý anh thì đừng quá dễ dàng mà hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định tiến tới hôn nhân.
Tác giả: Nhã Uyên (dịch)
Nguồn tin: phunusuckhoe.vn