Xã hội

Xã nghèo xây chợ tiền tỷ rồi... bỏ hoang

Phải có chợ, bởi chợ là nơi để người dân trao đổi, mua bán hàng hóa cần thiết cho cuộc sống. Nhưng xây chợ để có đủ tiêu chí, giúp công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, rồi để không đã cho thấy nhiều bất cập trong quy hoạch và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này tại cơ sở. Phóng sự được thực hiện tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông.

Với mặt bằng 800m2, gồm 4 dãy quầy, chợ Yên Khê có thể bố trí đủ cho 150 người vào buôn bán. Vậy nhưng, thay vì cảnh mua và bán sôi động như bao khu chợ khác, chợ Yên Khê chỉ có cỏ dại và rác thải xây dựng.
xa ngheo
Chợ Yên Khê được đầu tư 1,1 tỷ đồng để xây dựng trong quá trình hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới

Không hoạt động, chợ để không, nên hơn một tháng nay anh Lương Minh Tuấn ở bản Nưa, Yên Khê đã xin luôn 2 dãy quầy với 10 gian hàng miễn phí để làm nơi phân phối tôn, nhôm, kính... Anh Tuấn nói: Mặt bằng ở đây rất đẹp, do ở đây chưa phát triển, nên họ buôn bán chủ yếu 2 bên đường, còn vào chợ họp thì chưa.
xa ngheo 1
xa ngheo 2
Chợ không có người mua kẻ bán, chỉ có cỏ mọc um tùm và rác thải bao quanh chợ
Hơn 15 năm nay, chị Lê Thị Hường, nhà ở bản Tờ vẫn giữ thói quen buôn bán bên đường, cách chợ Yên Khê 70 mét. Đường bụi, thịt tươi, nếu xét về an toàn vệ sinh thực phẩm, có lẽ cách bán hàng này khó đạt, nhưng nói đến việc đưa hàng vào chợ, không phải riêng chị Hường mà gần như cả 167 hộ tiểu thương Yên Khê lắc đầu từ chối “Vì chợ xây kín quá, sợ không có khách, ngồi ở đây dân đi qua đi lại tiện hơn” - Chị Hường nói.
xa ngheo 5
Trong khi chợ thì bỏ hoang, còn các tiểu thương lại bán buôn hai bên đường..
Theo ông Vi Văn Đậu - Chủ tịch UBND xã Yên Khê: Do chưa thành lập được BQL chợ và chưa kiên quyết buộc các hộ buôn bán nhỏ lẻ ngoài đường vào chợ nên chợ bỏ không.
xa ngheo 6
Chợ chỉ phục vụ duy nhất... một người mượn mặt bằng để làm nơi phân phối tôn, nhôm, kính...
Năm 2015, xã Yên Khê - huyện Con Cuông được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, với 19/19 tiêu chí đều đạt. Không có gì để nói, nếu như các công trình phục vụ dân sinh sau khi xã về đích phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt chuẩn xã nông thôn mới, thì số tiền nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng các công trình tại xã Yên Khê tương đối lớn. Riêng chi phí cho xây chợ đã lên đến 1,1 tỷ đồng. Với xã miền núi còn nghèo như Yên Khê thì đây là số tiến không hề nhỏ. Chủ tịch UBND xã Yên Khê Vi Văn Đậu cho rằng: Do Yên Khê cách thị trấn chỉ 7km, và ở đây phân ra 2 vùng rõ rệt, nên chợ không phát huy hiệu quả lắm. Đến thời điểm này dần dần sẽ có hiệu quả.
xa ngheo 7
Yên Khê là xã đầu tiên của Con Cuông về đích NTM

Như vậy, vấn đề quy hoạch, thẩm định sau khi quy hoạch cần phải được cơ quan có thẩm quyền tính đến trước khi có quyết định đầu tư xây dựng các công trình dân sinh. Tránh hiện tượng: đầu tư không có hiệu quả, gây lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân.

Tác giả bài viết: Nguyễn Nam - Quốc Toàn

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP