Giáo dục

Vụ bữa ăn bán trú của học sinh chỉ có trứng và canh: Hiệu trưởng nói gì?

“Là người đứng đầu, tôi xin nhận trách nhiệm vì đã không quản lý chặt chẽ bếp ăn bán trú cho học sinh. Tôi cũng thành thật xin lỗi phụ huynh nếu như chưa đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của phụ huynh", vị hiệu trưởng nói.

Bữa ăn của học sinh trường tiểu học Trần Thị Bưởi. Ảnh: VTC News


Liên quan đến vụ bữa án bán trú của học sinh chỉ có trứng và canh khiến nhiều phụ huynh bức xúc, sự việc xảy ra tại trường tiểu học Trần Thị Bưởi (quận 9, TP.HCM).

Trả lời Pháp luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết bữa ăn bán trú cho học sinh được nấu tại trường do trường ký hợp đồng với một đơn vị bếp ăn là công ty cổ phần thực phẩm NIDSAN.

Toàn bộ thực phẩm do đơn vị này ký kết với nhiều nhà cung cấp đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhà trường luôn chú trọng tới khâu tiếp phẩm, khâu chế biến và phân chia. Trong khâu tiếp phẩm luôn có sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên y tế và ban đại diện cha mẹ học sinh.

Theo bà Hương, việc giám sát bữa ăn của học sinh đã có thêm phụ huynh từ ngày 26/10.

Trước thông tin phụ huynh phản ánh bữa án bán trú của học sinh chỉ "lèo tèo" cơm, canh và trứng, bà Hương cho biết, theo quy định phần ăn trưa của học sinh bao gồm 3 món xào, mặn và canh ăn kèm với cơm.

Việc phụ huynh nhìn thấy suất ăn ít vì bức ảnh được chụp lúc học sinh sắp ăn hết. Bên cạnh đó, ngày xảy ra sự việc món xào đã thay bằng trái chuối lớn để đổi khẩu vị cho các em học sinh.

Còn về vẫn đề giò sống có giá rẻ hơn thị trường, hiệu trưởng nhà trường lý giải rằng nguồn gốc và nguyên liệu đều đạt tiêu chuẩn, tuy gọi là giò thế nhưng phần thịt heo không nhiều, ngoài ra có gà và thực phẩm khác thịt heo.

“Theo tôi biết, đơn vị cung cấp giò sống có thương hiệu và sản xuất dây chuyền, chứ không phải hàng trôi nổi. Như vậy, nếu phụ huynh không yên tâm bếp ăn sẽ đổi nhà cung cấp khác”, bà Hương nói.

bà Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Thị Bưởi. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Bên cạnh đó, hiệu trường nhà trường cũng thông tin thêm rằng, trong biên bản giao trả của bếp ăn với nhà cung cấp ngày 2/11 ghi rõ cà rốt và rau cải bị hư đã bị trả lại và thay thế bằng các sản phẩm khác để chế biến.

Cuối cùng, hiệu trưởng nhà trường khẳng định: “Là người đứng đầu, tôi xin nhận trách nhiệm vì đã không quản lý chặt chẽ bếp ăn bán trú cho học sinh. Tôi cũng thành thật xin lỗi phụ huynh nếu như chưa đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của phụ huynh. Sắp tới, nhà trường sẽ tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn để không còn tình trạng như trên xảy ra”.

Liên quan đến sự việc, VTC News đưa tin, trong ngày 2/11, ban Quản lý An toàn Thực Phẩm TP.HCM đã cử đoàn kiểm tra làm việc với trường tiểu học Trần Thị Bưởi và công ty cổ phần thực phẩm NIDSAN.

Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện ban Quản lý An toàn thực phẩm, lãnh đạo trường, công ty cung cấp suất ăn và đại diện phòng GD&ĐT quận 9 với chuyên viên y tế.

Tiến hành kiểm tra, đoàn thanh tra kết luận chưa phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

Cụ thể, đoàn thị sát thực tế, thực đơn khẩu phần ăn của các em học sinh và chứng từ hoá đơn nguyên liệu hàng hoá nhập vào trường phù hợp.

Thời điểm ăn của các em đúng với thực đơn trường đã duyệt và có ghi chép sổ 3 bước đồng thời có lưu mẫu thực hiện theo đúng quy định.

Bảng thực đơn bán trú của học sinh trường tiểu học Trần Thị Bưởi. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Thông tin về sự việc trước đó, nhiều phụ huynh trường tiểu học Trần Thị Bưởi phản ứng khi chứng kiến và cho rằng bếp ăn không đảm bảo, suất ăn của con mình.

Phụ huynh cho biết, mỗi ngày trẻ được ăn bữa trưa và xế tại trường với giá 30.000 đồng/ngày. Ngoài ra, cha mẹ học sinh còn đóng phí bán trú, vệ sinh bán trú.

Nhiều phụ huynh thấy ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh bữa trưa của trẻ chỉ có vài miếng trứng chiên, canh rau và chuối tráng miệng.

Thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ còn cho rằng suất ăn như trên không tương xứng với giá tiền. Cùng số tiền đó, nhưng bữa ăn của trường khác đầy đủ, dinh dưỡng hơn.

Không những thế, phụ huynh còn phát hiện rau, củ dập, thối được cung cấp cho bếp ăn. Giá giò sống chỉ 65.000 đồng/ký, quá rẻ so với giá thị trường.

Tác giả: Thủy Tiên (T/h)

Nguồn tin: doisongphapluat.com

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP