Than Trung Quốc tốt nên giá cao?
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than, tổng giá trị kim ngạch lên tới hơn 600 triệu USD trong 8 tháng đầu năm. Trước đó, cả năm 2015, Việt Nam chỉ phải nhập 500.000 tấn phục vụ nhu cầu trong nước.
Dù là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhưng giá than nhập từ Nga khá thấp, khoảng 63 USD/tấn. Trong khi đó, giá mỗi tấn than nhập từ Trung Quốc lên tới 71 USD.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than, tổng giá trị kim ngạch lên tới hơn 600 triệu USD trong 8 tháng đầu năm. Trước đó, cả năm 2015, Việt Nam chỉ phải nhập 500.000 tấn phục vụ nhu cầu trong nước.
Dù là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhưng giá than nhập từ Nga khá thấp, khoảng 63 USD/tấn. Trong khi đó, giá mỗi tấn than nhập từ Trung Quốc lên tới 71 USD.
Than nhập khẩu sẽ ngày càng tăng.
Lý giải về mức giá này tại buổi tọa đàm về nhập khẩu than của Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 24/10, ông Nguyến Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cho rằng, cần xem xét chủng loại than nhập về là loại nào mới xác định được mức giá 71 USD/tấn cao hay thấp.
Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), bổ sung, sau khi có thông tin nhập than Trung Quốc giá cao hơn các thị trường, cơ quan này đã làm việc với Tổng cục Hải quan để làm rõ xem cơ cấu nhập khẩu than từ Trung Quốc thế nào.
8 tháng qua Việt Nam nhập 9,7 triệu tấn than. Trong đó, than nhập từ Trung Quốc khoảng 1,3 triệu tấn, gồm than mỡ giá hơn 120 USD/tấn và than antraxit 60 USD/tấn, ngang giá nhập từ Nga.
Có nghĩa, tính giá nhập khẩu than là 70 hay 71 USD/tấn thì là giá trung bình than cốc và than antraxit.
Ông Thọ cho hay việc nhập khẩu than là tất yếu. Có đến 80% lượng than nhập về là để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện. Số than ngoại này bù cho phần than trong nước không đáp ứng được, chứ không phải để thay thế than sản xuất trong nước.
Năm 2017, chúng ta phải nhập 4 triệu tấn than cho điện và tăng dần qua các năm. Đến năm 2030 dự kiến sẽ nhập 7 triệu tấn than.
Vị đại diện Tổng cục Năng lượng cũng cho rằng, nhập khẩu than khi giá rẻ chính là tăng nguồn cung cho đất nước, đảm nảo an ninh năng lượng quốc gia.
Than nhập khẩu về nhiều đương nhiên sẽ gây khó khăn cho khai thác trong nước. Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc TKV, thừa nhận 9 tháng qua ngành than trải qua giai đoạn hết sức khó khăn. “So với 10 năm trở lại đây đây là giai đoạn khó khăn nhất”, ông thốt lên.
Cả năm nay, sản lượng than khai thác của TKV giảm 3 triệu tấn so với 2015.
Ông Thọ cũng lưu ý bên cạnh nhập khẩu than thì Việt Nam vẫn sẽ xuất khẩu than, tập trung vào các chủng loại than chưa dùng hết hoặc chưa có nhu cầu sử dụng là than cục và than cám chất lượng tốt, giá trị xuất khẩu cao.
“Xuất khẩu 1 tấn than cục có thể thu được số tiền để có thể nhập khẩu 2 tấn than cho sản xuất điện”, ông Thọ chia sẻ.
Ngành than đã phải cắt giảm lao động.
Ngành than giảm 13.000 lao động
Than nhập ồ ạt, thuế phí tăng cao, TKV và Bộ Công Thương, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị giảm thuế phí tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Đại diện Tập đoàn TKV tiết lộ cùng với thuế phí tăng cao, giá than thấp, tồn kho lớn, trong hai năm 2014, 2015 tập đoàn đã giảm lao động từ 126.000 xuống còn 113.000 người, giảm 13.000 người.
Để giải phóng lượng than tồn kho lên đến nhiều triệu tấn của TKV, đại diện Tổng cục Năng lượng cho rằng muốn vậy phải có thị trường, muốn có thị trường phải có cơ chế giá.
“Có thị trường mà giá cao cũng không tiêu thụ được. Năm 2016, TKV được xuất 2 triệu tấn than chất lượng, nhưng do giá thành cao, giá bán thấp nên mới xuất được 400.000 tấn”, ông Thọ nói.
Tuy vậy, trước tình hình giá than đang nhích lên, Tổng cục Năng lượng đã đề xuất cho TKV xuất khẩu thêm 2 triệu tấn than trong nước chưa có nhu cầu, như than cám. Ngoài ra, kiến nghị giảm thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để giảm giá thành, tăng thị trường trong nước.
Bổ sung thêm, đại diện TKV, ông Nguyễn Văn Biên nói: Thuế phí cao thì lợi nhuận của DN thấp, cho nên cần cân đối phần nộp ngân sách và hiệu quả của DN.
Ông Biên cho rằng giảm thuế phí sẽ góp phần giúp DN khỏe lên. Khi ấy sản lượng tăng lên thì nộp ngân sách càng nhiều.
“Thuế cao thì sản lượng giảm, chúng tôi đã phải giảm 3 triệu tấn. Như vậy phần tính thuế không có thêm 3 triệu tấn này, có nghĩa thuế tăng mà ngân sách chưa chắc đã tăng”, ông Biên giải thích.
Tác giả bài viết: Lương Bằng