Nhân ái

“Thương vợ lắm chứ, nhưng không có tiền nữa phải đưa về thôi”

Nhìn vợ nằm bất động trên giường bệnh khi không may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, người đàn ông dân tộc thiểu số nghẹn ngào chia sẻ: “Thương vợ lắm, không muốn vợ chết đâu, nhưng không có tiền phải đưa vợ về nhà thôi.

Chúng tôi gặp anh Lo Văn Bông (SN 1978, trú tại bản Nhãn Cán, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An), khi anh đang ngồi thất thần bên hành lang bệnh viện HNĐK Nghệ An.

Trên tay anh cầm cuốn sổ hộ nghèo, đôi mắt thất thần nhìn xa về phía cuối hành lang, những giọt nước mắt anh cứ tự tuôn trào trên đôi gò má khắc khổ. Đã nhiều lần tôi đi và gặp các hoàn cảnh, nhưng chưa từng một lần thấy người đàn ông nào mà dễ rơi nước mắt như anh Bông. Điều đáng nói, anh Bông vốn là người dân tộc Thái ở vùng rừng núi huyện biên giới Tương Dương về sinh sống tại Khu tái định cư huyện Thanh Chương theo diện di dời của Nhà nước.

Người chồng dân tộc thiểu số nuốt nước mắt xin đưa vợ về nhà chờ chết.

Trò chuyện với chúng tôi, người đàn ông dân tộc thiểu số nói tiếng Kinh còn chưa rõ, câu được câu mất, anh nghẹn ngào: “Bây giờ không có tiền ăn nữa, đang chờ cháo từ thiện người ta phát cho để ăn qua ngày thôi chú à. Vợ đang phải nằm viện mà không có tiền để chữa trị nữa. Bây giờ không còn tiền thì phải đưa vợ về nhà thôi. Mà đưa về thì vợ chết mất, không biết phải làm sao cả, chỉ biết khóc thương vợ thôi”.

Người vợ của anh là chị Lô Thị Nhung (SN 1979), đang phải điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện HNĐK Nghệ An vì chứng viêm đa rễ đa dây thần kinh. Một căn bệnh hiếm gặp với chi phí điều trị rất lớn. Là người dân tộc thiểu số, trước kia sống tại khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, nay được chuyển xuống khu vực tái định cư tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, nên từ lúc vợ đổ bệnh gia đình cũng lâm vào cảnh khánh kiệt, không lo nổi cái ăn, các con cũng phải nghỉ học giữa chừng.

Mỗi ngày trôi qua anh Bông chỉ biết lặng lẽ ngồi bên cạnh, nắm chặt lấy đôi bàn tay của vợ mà khóc trong đau đớn.Mỗi ngày trôi qua anh Bông chỉ biết lặng lẽ ngồi bên cạnh, nắm chặt lấy đôi bàn tay của vợ mà khóc trong đau đớn.

Anh Bông cho biết: Trước đó vào khoảng tháng 10/2015, vợ anh thấy hai chân của mình bị sưng phù, cảm giác bị tê và dần không thể đi lại được. Quá lo lắng cho vợ, anh Bông đã phải vay mượn khắp nơi rồi đưa vợ xuống thăm khám tại BVĐK huyện Thanh Chương. Tuy nhiên do điều kiện gia đình không cho phép, sau khi các bác sĩ thăm khám anh chỉ lấy ít thuốc rồi đưa vợ về nhà điều trị.

Do không được điều trị đúng cách, chỉ ít tháng sau, bệnh tình chị Nhưng trở nên nghiêm trọng. Lúc này tứ chi không thể cử động được, toàn thân mệt mỏi, đau nhức. Không biết phải làm sao, anh đành đưa vợ trở lại bệnh viện huyện. Tại đây do bệnh tình quá nặng chị Nhung được chuyển xuống bệnh viện HNĐK Nghệ An để điều trị. Qua thăm khám các bác sĩ cho biết chị Nhung mắc phải chứng viêm đa rễ đa dây thần kinh. Một loại bệnh lý hiếm gặp với chi phí điều trị rất lớn.

Toàn bộ số tiền vay mượn được đã chi phí điều trị cho vợ, còn anh Bông hằng ngày sống bằng những suất cháo từ thiện mà các nhà hảo tâm cho tại bệnh viện.Toàn bộ số tiền vay mượn được đã chi phí điều trị cho vợ, còn anh Bông hằng ngày sống bằng những suất cháo từ thiện mà các nhà hảo tâm cho tại bệnh viện.

“Lần này đưa vợ đi, mình vay được có 8 triệu thôi. Tất cả đã đóng hết tiền chữa trị cho bệnh viện rồi. Giờ trong túi cũng không có đồng nào nữa. Đưa vợ về thì chết mất, thương vợ lắm, không muốn vợ chết đâu, nhưng không có tiền thì mình cũng phải đưa về thôi”. Nắm chặt lấy đôi bàn tay của người vợ anh Bông nói trong nước mắt.

Từ lúc chuyển từ lòng hồ thủy điện về sống tại khu tái định cư, cũng là lúc người vợ ngã bệnh. Mọi chi tiêu trong gia đình đều trông vào thu nhập từ những ngày công đi làm thuê của anh Bông. Gia đình bi đát đến đường cùng, bởi thế mà hai người con của anh là cháu Lo Văn Hoàng (SN 1999) và Lo Văn Thìn (SN 2001) phải nghỉ học từ sớm để phụ giúp bố công việc hàng ngày và chăm sóc cho người mẹ bị bệnh tật.

Mắc phải chứng bệnh viêm đa rễ đa dây thần kinh, nên toàn thân chị Nhung bị liệt hoàn toàn. Dù có thể mở được mắt nhưng chị không thể nói chuyện được. Nếu không được tiếp tục điều trị có thể chị phải nằm liệt giường suốt phần đời còn lại và nguy hiểm đến tính mạng.Mắc phải chứng bệnh viêm đa rễ đa dây thần kinh, nên toàn thân chị Nhung bị liệt hoàn toàn. Dù có thể mở được mắt nhưng chị không thể nói chuyện được. Nếu không được tiếp tục điều trị có thể chị phải nằm liệt giường suốt phần đời còn lại và nguy hiểm đến tính mạng.

Trên giường bệnh chị Nhung nằm bất động, chị không nói được nữa, tứ chi bị liệt hoàn toàn, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ sự chăm sóc của chồng. Nghe chồng nói, đôi mắt của chị rưng rưng lệ, có lẽ hơn ai hết chị hiểu rõ bệnh tình của bản thân mình.

Mỗi ngày trôi qua chị phải chịu trăm ngàn những đau đớn do bệnh tật hành hạ, bản thân chị cũng không muốn trở thành gánh nặng cho chồng và các con. Nhưng ông trời đày đọa, bắt chị phải bất lực nhìn cái chết dần đến với mình trong đau đớn đến tột cùng.

Bác sĩ Trần Văn Thành cho biết: Chi phí điều trị cho chị Nhung rất lớn, mỗi ngày lên đến hàng chục triệu đồng và phải điều trị trong thời gian dài.
Bác sĩ Trần Văn Thành cho biết: Chi phí điều trị cho chị Nhung rất lớn, mỗi ngày lên đến hàng chục triệu đồng và phải điều trị trong thời gian dài.

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trần Văn Thành cho biết: Qua trao đổi với người nhà bệnh nhân thì tôi được biết hoàn cảnh của gia đình hết sức khó khăn. Hiện tại hàng ngày phía bệnh viện cũng tạo điều kiện để cho anh được nhận những suất cháo từ thiện và mọi điều kiện tối đa trong quá trình chăm sóc cho vợ. Tuy nhiên chi phí điều trị của căn bệnh viêm đa rễ đa dây thần kinh là rất lớn. Chi phí có thể lên đến cả chục triệu mỗi ngày. Như lọc máu, tách huyết tương, và phải điều trị trong thời gian dài, có thể chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.

Về phía bệnh viện chúng tôi cũng rất muốn cố gắng hết sức mình để chữa trị cho bệnh nhân nhưng gia đình anh Bông, chị Nhung không kham nổi chi phí, nên họ đang có ý định xin đưa bệnh nhân về quê. Qua đây, chúng tôi hi vọng rằng các nhà hảo tâm, các tổ chức hãy cùng chung tay với bệnh viện cứu giúp hoàn cảnh đáng thương của chị Nhung, để chị có thể vượt qua bệnh tật ở lại với cuộc đời này".

Ngồi bên cạnh vợ, người đàn ông dân tộc thiểu số nói trong nước mắt: Thương vợ lăm, không muốn vợ chết đâu, nhưng không vay được tiền nữa thì phải đưa vợ về nhà thôi.
Ngồi bên cạnh vợ, người đàn ông dân tộc thiểu số nói trong nước mắt: "Thương vợ lăm, không muốn vợ chết đâu, nhưng không vay được tiền nữa thì phải đưa vợ về nhà thôi".

Qua những ngày được điều trị tại bệnh viện HNĐK Nghệ An, bệnh tình của chị Nhung đã có những tiến triển nhất định. Theo bác sỹ Thành, nếu có chi phí, thì phía bệnh viện sẽ chăm sóc, chữa trị cho chị Nhung khỏi bệnh và trở lại bình thường.

Tuy nhiên do chi phí quá cao, người thân không kham nổi, và ý định của người chồng chắc một mai sẽ đưa chị Nhung về nhà để cầu mong trời đất phù hộ. Vậy những công sức của các bác sĩ trước đó sẽ đổ xuống sông, xuống bể.

Giấy xác nhận hộ nghèo của gia đình anh Lo Văn Bông.
Giấy xác nhận hộ nghèo của gia đình anh Lo Văn Bông.

Lấy nhau nhiều năm trời, cái nghèo, cái đói, cứ bám riết cuộc sống của gia đình anh Bông. Nhưng hai anh chị chưa một lần nặng lời với nhau. Cũng từ lúc vợ lâm bệnh đều một tay do anh chăm sóc, mỗi ngày trôi qua anh đều ngồi lặng lẽ bên chị, nắm chặt lấy đôi bàn tay chị để động viên chị vượt qua bệnh tật.

Nhưng giờ đây anh không còn cách nào để cứu vợ nữa, nghĩ đến cảnh trước mắt khi đưa chị về nhà là những tháng ngày chị chết mòn vì bệnh tật anh lại lặng đi không nói nên lời.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Anh Lo Văn Bông, trú tại bản Nhãn Cán, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 01675.801.269 gặp anh Bông


Tác giả bài viết: Nguyễn Duy

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP