Loại thức uống phổ biến này cho phép vận động viên tập nặng lâu hơn khoảng 6 phút so với đồ uống thể thao mà không mệt mỏi. |
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 12 nghiên cứu với tổng số khoảng 150 người tham gia.
Những người tham gia uống sữa sô cô la sau khi hoàn thành các bài kiểm tra thể dục, chẳng hạn như chạy hoặc đi xe đạp.
Các dấu hiệu hồi phục sau vận động được phân tích, chẳng hạn như sự mệt mỏi của những người tham gia, nhịp tim và mức độ axit lactic - chất gây chuột rút, thường tăng lên trong khi tập luyện cường độ cao.
“Nước uống thể thao có carbohydrate và chất điện giải, nhưng không có protein'
Kim Spaccarotella từ Đại học Kean ở Union, New Jersey, cho biết: 'Bất kỳ thực phẩm nào cung cấp carbohydrate, protein, chất lỏng và điện giải và được dung nạp tốt đều sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi.
“Ngoài sữa sô cô la, các lựa chọn phổ biến khác là ngũ cốc với sữa, sinh tố, sandwich hoặc súp. Một bữa ăn nhỏ thậm chí sẽ rất hiệu quả, nếu người tập cảm thấy đói. '
Mike Saunders, từ Đại học James Madison ở Harrisonburg, Virginia nói thêm:”'Nước thường sẽ không hiệu quả trong việc thúc đẩy bù đắp năng lượng (do thiếu carbohydrate), sửa chữa cơ bắp (do thiếu protein), hoặc giữ nước/bù nước (do hàm lượng chất điện giải thấp) so với sữa sô cô la (có cả 3 nhóm chất này).
“Nước uống thể thao truyền thống có carbohydrate và chất điện giải, nhưng thường không có protein”. Ông Saunders cho biết thêm đồ uống thể thao lý tưởng phụ thuộc vào từng người và loại tập luyện của họ: “Một người ở phòng tập gym bài tập chạy bộ 20 phút có thể được khuyên nên uống một ly nước sau khi tập để không làm phương hại mục tiêu quản lý cân nặng của họ với lượng calo không cần thiết.
“Nhưng một vận động viên chạy bộ đã hoàn thành chặng đường dài 15 dặm và có một buổi tập HIIT vào sáng hôm sau có thể nhận được những lợi ích đáng kể từ đồ uống phục hồi thể lực như sữa sô cô la”.
Tác giả nghiên cứu, TS. Amin Salehi-Abargouei từ Đại học Shahid Sadoughi ở Yazd, Iran, cho biết: “Sữa sô cô la chứa carbohydrate, protein, chất béo, flavonoid, chất điện giải và một số loại vitamin làm cho thức uống này trở thành một lựa chọn tốt cho sự phục hồi của vận động viên.
“Thông điệp cần nhớ là sữa sô cô la là một lựa chọn giá rẻ, ngon miệng và dễ chấp nhận để phục hồi và mang lại hiệu quả tương tự hoặc tốt hơn so với các loại đồ uống thương mại khác”.
Các phát hiện được công bố trên tờ European Journal of Clinical Nutrition.
Tác dụng phụ của nước tăng lực Hơn một nửa số thanh thiếu niên bị tác dụng phụ từ nước tăng lực, nghiên cứu hồi tháng 1 năm 2018 gợi ý. Khoảng 55% số người trong độ tuổi từ 12 đến 24 bị nhiều chứng bệnh từ nôn và đau ngực đến cơn động kinh từ đồ uống này, mặc dù hầu hết tiêu thụ ít hơn mức khuyến nghị là một đến hai phần mỗi ngày. Cũng như mức caffeine đáng báo động của nước tăng lực, các nhà nghiên cứu tin rằng việc uống chúng với rượu hoặc trong khi tập thể dục khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn, và họ đều xuất cấm loại đồ uống này ở trẻ nhỏ. Các nhà khoa học từ Đại học Waterloo, Ontario, đã hỏi 2.055 thanh thiếu niên về việc họ uống nước tăng lực như thế nào. Kết quả cho thấy 24,7% số trẻ bị nhịp tim nhanh, trong khi 24,1%bị khó ngủ, do uống nước tăng lực. Khoảng 18,3% bị đau đầu, trong khi 5,1% báo cáo bị buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. 5% khác phải chăm sóc y tế do các triệu chứng và 3,6% báo cáo là bị đau ngực. Đáng báo động là 0,2% thậm chí còn lên cơn co giật sau khi uống nước tăng lực. Trong số những người bị triệu chứng, “đại đa số” uống ít hơn một đến hai phần nước tăng lực mỗi ngày. Các phát hiện được công bố trên tờ Canadian Medical Association Journal. |
Tác giả: Cẩm Tú
Nguồn tin: Báo Dân trí