Giáo dục

Phụ huynh đánh hiệu trưởng ngay tại trường: Khi niềm tin giữa nhà trường và gia đình như gương vỡ khó lành

Mấy ngày qua, dư luận phản ứng gay gắt trước hình ảnh một nữ phụ huynh tát vào mặt Hiệu trưởng ngay trong nhà trường. Sự việc xảy ra ở một trung tâm dạy năng khiếu tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Khi bạo lực xảy ra trong môi trường giáo dục

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng trung tâm Mun Art cho biết đã gửi đơn tố cáo 1 phụ huynh có hành vi vu khống, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm của mình đến Công an quận Hải Châu. Theo bà Hằng, ngày 18/11, Trung tâm tổ chức buổi biểu diễn, bà Nguyễn Thị Trường Thy là mẹ của học sinh S.T đưa con đến mà không bàn giao cho lớp. Tan buổi biểu diễn, bà Thy đến đón con mình trong tình trạng bình thường. Hôm sau, bà Thy xem video của trường, không thấy cháu có mặt trên sân khấu nên đã yêu cầu giải thích tại sao con bà lại không có mặt trên sân khấu và trong 2 giờ đó, con bà ở đâu?

Sau khi nghe nhà trường giải thích, bà Thy không chấp nhận và liên tục đưa thông tin không chính xác về sự việc lên mạng xã hội, có lời lẽ đe dọa đến Trung tâm và tính mạng bà Hằng. Ngày 12/12, trung tâm Mun Art tổ chức buổi họp để giải quyết sự việc nhưng bà Thy không hợp tác, không chấp nhận lời giải thích từ trung tâm. Đến cuối buổi họp, bà Thy lao vào hành hung bà Hằng.

Hình ành phụ huynh tát giáo viên tại Đà Nẵng khiến dư luận bàn tán.

Xác minh vụ việc, bà Thy cho biết, vào ngày 11/11, Trung tâm tổ chức văn nghệ cuối khóa nhưng sau đó hoãn lại ngày 18/11, tuy nhiên vào ngày này chỉ thông báo con bà tham gia chứ không có nội dung mời phụ huynh dự. Vì thế, đến chiều 18/11, bà Thy chở con mình đến Trung tâm, khi cháu đã vào phòng giáo vụ chơi cùng các bạn thì bà mới ra về. Đến sáng 19/11, bà Thy xem clip không thấy con của mình nên đã hỏi cháu S.T thì cháu có nói rằng không có thầy cô gọi cháu vào lớp và nấp vào một góc của khu nhà. Bực tức vì sự tắc trách, không quan tâm đến học sinh, bà đã gọi đến trung tâm để trao đổi về sự việc. Nội dung trao đổi qua điện thoại lẫn tin nhắn, bà Thy cho rằng trung tâm vẫn chưa hề có động thái hỏi thăm tình trạng của cháu S.T, không có lời xin lỗi đến phụ huynh.

Việc này khiến bà Thy bức xúc về trách nhiệm của trung tâm đối với học sinh, sau hàng loạt sự cố đau lòng liên quan đến sự tắc trách trong quản lý học sinh vừa qua. Bà Thy xác nhận là người đã đánh bà Hằng trong clip phát trực tiếp lên mạng xã hội vào ngày 12/12 và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Văn hóa ứng xử bị bóp méo?

Theo PGS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện Trưởng viện Nghiên cứu Giáo dục, Phát triển Tiềm năng con người Việt Nam, chuỗi hành động của vị phụ huynh trong sự việc là rất nghiêm trọng và đáng báo động. “Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức sai lầm của một số phụ huynh về mối quan hệ giữa giáo viên với người học. Không ít phụ huynh cho rằng mối quan hệ giữa thầy và trò, nhà trường với gia đình như siêu thị để mua và bán theo cơ chế thị trường. Nghĩa là giáo viên có chữ thì bán, phụ huynh có tiền mua. Nhận thức sai lầm đó dẫn đến hành động không đúng. Phụ huynh nghĩ dùng đồng tiền chi phối mọi hoạt động của cuộc sống, không thỏa mãn sẽ phản ứng”, ông Kỳ Anh bày tỏ.

PGS. Võ Kỳ Anh nhận xét thêm: “Một nguyên nhân nữa là không ít cha mẹ quá nuông chiều trẻ, ai đụng vào con mình liền dùng quyền lực và sức mạnh phản kháng. Nhiều người không tôn trọng nhà trường, coi đây như “cái chợ” và hành động rất bản năng. Hơn nữa, nhận thức về mặt pháp luật của một số cha mẹ còn non kém”.

Đồng quan điểm, thạc sĩ tâm lý học Thái Phác Ngô Toàn nhận định, dường như bây giờ, giáo viên bị mất quyền tự chủ, tự quyết trong chính môi trường làm việc của mình. Vị chuyên gia chia sẻ: “Họ không còn sở hữu và chủ động ứng xử với công việc được giao trọng trách. Chính vì thế, một hiện tượng rất dễ thấy là các trường lắp camera và cho rằng đó là dân chủ, công khai, giám sát tốt hơn. Nhưng về phía nghiệp vụ thì điều này có vẻ như đang phản sư phạm. Bởi vì, giáo viên sẽ bị biến thành diễn viên trong lớp học chứ không còn sáng tạo, tự nhiên nữa”.

“Phụ huynh luôn nghĩ rằng giáo viên phải phục vụ, chăm sóc con họ chứ không hề đặt ngang hàng, tôn trọng thầy cô như một thành phần cùng mình giáo dục đứa trẻ. Các giáo viên cũng mặc định rằng phụ huynh rất ghê gớm, mình chỉ đi làm thuê mà thôi. Điều này khá rõ ràng đối với các giáo viên mầm non khi lúc nào cũng thấy các cô cười toe toét. Vì các giáo viên này được căn dặn rằng, nếu không cười thì sẽ bị phụ huynh đánh giá là không nhiệt tình. Cứ như vậy lâu ngày trở thành phản xạ có điều kiện. Vì thế, giải pháp cho vấn đề này là giáo viên cần được đào tạo về trí tuệ cảm xúc để nhận diện, điều chỉnh chính mình. Và trong tương quan giữa giáo viên và phụ huynh, trong thiết chế trường học, cần trao lại quyền tự quyết cho các thầy cô khi đứng lớp”, ông Toàn đúc kết.

PGS. Đặng Quốc Bảo, nguyên Giám đốc học viện Quản lý Giáo dục cho rằng, nguyên nhân xảy ra các sự việc mâu thuẫn trong giáo dục gần đây đến từ hai phía, gia đình và nhà trường. Từ câu chuyện cụ thể này, chúng ta phải bàn đến vấn đề lớn hơn, tinh tế hơn, đó là văn hóa ứng xử trong đời sống cộng đồng hiện nay. Khi có khúc mắc nảy sinh, nên bình tĩnh để phân tích, giải quyết thấu đáo các bất đồng. H.N Hình ảnh phụ huynh đánh giáo viên tại TP.Đà Nẵng đang khiến dư luận bàn tán. ? HÀ NHÂN Mấy ngày qua, dư luận phản ứng gay gắt trước hình ảnh một nữ phụ huynh tát vào mặt Hiệu trưởng ngay trong nhà trường. Sự việc xảy ra ở một trung tâm dạy năng khiếu tại quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

Chiều 18/12, Đại tá Trần Phước Hương, Trưởng Công an quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) cho hay, sau khi nhận bản tường trình của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, đơn vị đã khẩn trương vào cuộc tìm hiểu sự việc. Tại trụ sở Công an quận Hải Châu ngày 18/12, bà Nguyễn Thị Trường Thy, người có liên quan vụ việc lại không có mặt vì chưa được triệu tập. Còn bà Nguyễn Thị Thanh Hằng cho biết bản thân đã cung cấp đầy đủ nội dung, chứng cứ vụ việc cho cơ quan chức năng.

Tác giả: Hà Nhân

Nguồn tin: Báo Đời sống và Pháp luật

  Từ khóa: phụ huynh , Đà Nẵng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP