Sân khấu 126 thuộc quyền quản lý của Trung tâm Văn hóa quận ba, TP HCM. Cùng Trống Đồng - cũng nằm trên tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, 126 với sức chứa hơn 2.000 chỗ ngồi là địa điểm giải trí quen thuộc của người dân thành phố từ khi thành lập đến nay. Tụ điểm này thường diễn ra các chương trình ca nhạc, hài kịch tạp kỹ quy tụ hàng loạt ca sĩ, diễn viên được yêu thích.
Anh Ngọc Quang - quản lý sân khấu - cho biết theo kế hoạch, địa điểm của sân khấu này sắp tới trở thành nhà ga của tuyến tàu ngầm metro đầu tiên ở TP HCM. Dự kiến qua Tết Nguyên Đán 2017, sân khấu 126 sẽ được tháo dỡ hoàn toàn. Hiện sân khấu chỉ sáng đèn vào hai ngày cuối tuần. "Kế hoạch di dời sang địa điểm khác được thực hiện vào năm sau nhưng chúng tôi vẫn chưa biết thời gian cụ thể", anh Quang nói.
Ông Hoàng Tuấn - người tổ chức nhiều liveshow cho Đan Trường tại đây - nhớ lại mấy chục năm trước, 126 được xem là "thánh đường" của làng nhạc thành phố. Ca sĩ nào cũng muốn hát ở tụ điểm này vì nơi đây sáng đèn mỗi đêm. Ca sĩ chưa nổi tiếng muốn vào 126 rất khó khăn.
Về sau, nơi đây trở thành tụ điểm bình dân vì không còn được đầu tư, chăm chút. Các ca sĩ cũng xem 126 là chỗ thuê để thực hiện những liveshow có mức vé rẻ. Trước làn sóng nhiều sân khấu, tụ điểm mới mọc lên cộng với sự trỗi dậy của các chương trình ca nhạc truyền hình, khán giả đến đây không còn xôm tụ như xưa. Không có đơn vị nào muốn đứng ra đầu tư sửa sang khiến sân khấu ngày càng xuống cấp.
Tuy vậy, khi hay tin 126 sắp đóng cửa, nhiều nghệ sĩ không khỏi bùi ngùi. Gần 30 năm qua, sân khấu chứng kiến sự thành danh của nhiều thế hệ nghệ sĩ như Thanh Lan, Bảo Yến, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Minh Thuận, Nhật Hào, Lam Trường, Phương Thanh, Đan Trường và về sau là Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng...
Gắn bó với tụ điểm này từ khi mới thành lập, ca sĩ Ngọc Ánh rơi nước mắt nói 126 là "mái nhà" của hầu hết ca sĩ, nghệ sĩ Sài Gòn một thời. Chị bắt đầu hát ở sân khấu từ mùa Giáng sinh 1987. Thời đó, nữ ca sĩ hát liên tục bảy ngày trong tuần. Đêm nào tụ điểm này cũng sáng đèn và đông nghịt khán giả.
"Do sân khấu ngoài trời, nếu ca sĩ diễn vào lúc có mưa sẽ bị nhiễm điện vì micro ướt. Tuy nhiên, những lúc như vậy, chúng tôi vẫn hát sung và khán giả vẫn hò hét. Với tôi, được hát ở 126 những ngày mưa là kỷ niệm vui nhất", Ngọc Ánh kể.
Còn ca sĩ Phương Thanh chia sẻ: "Khán giả ở đây rất 'sung' nên ca sĩ rất thích hát. Những bài như Trống vắng, Giã từ dĩ vãng... của tôi đến gần với mọi người hơn một phần cũng là nhờ thường xuyên được trình diễn ở tụ điểm ca nhạc này".
Vũ Hà có 25 năm ca hát thì chừng ấy năm gắn bó với 126. Những ngày đầu vào nghề, diễn ở đây, anh nhận được 50 nghìn đồng thù lao nhưng vẫn vui vẻ vì được đứng trên sân khấu đình đám lúc đó. Theo anh, khán giả tụ điểm này rất trung thành và xem đây là nơi để hàng ngày được gặp ca sĩ mình yêu mến. "Có những khán giả tôi nhớ cả tên như chị Hoa, chị Yến. Lúc nào họ cũng mua sẵn mười mấy bó hoa. Ca sĩ nào lên hát họ cũng dành một bó để tặng", anh kể.
Theo "ông bầu" Hoàng Tuấn, nhiều năm qua, do biết sân khấu 126 nằm ở địa điểm đã được quy hoạch nên không ai dám đầu tư, nâng cấp hệ thống âm thanh, ánh sáng.
"Ngày xưa, nơi này lúc nào cũng đông khán giả từ đầu tuần đến cuối tuần. Nay, chỉ có ngày cuối tuần bán được vé. May mắn lắm thì mới được 1.000 vé còn không chỉ vài trăm. Ban quản lý sân khấu tự thu tự chi nên bị lỗ nhiều", Hoàng Tuấn nhận xét.
Anh Ngọc Quang - quản lý sân khấu - cho biết theo kế hoạch, địa điểm của sân khấu này sắp tới trở thành nhà ga của tuyến tàu ngầm metro đầu tiên ở TP HCM. Dự kiến qua Tết Nguyên Đán 2017, sân khấu 126 sẽ được tháo dỡ hoàn toàn. Hiện sân khấu chỉ sáng đèn vào hai ngày cuối tuần. "Kế hoạch di dời sang địa điểm khác được thực hiện vào năm sau nhưng chúng tôi vẫn chưa biết thời gian cụ thể", anh Quang nói.
Sân khấu 126 - tụ điểm giải trí lâu năm của TP HCM.
126 được thành lập sau thời xóa bỏ bao cấp. Vừa bước vào thời kỳ Đổi mới, làng nhạc Sài Gòn còn hoạt động trong điều kiện thiếu thốn, sân khấu vì thế còn thô sơ, chưa được trang bị micro không dây, không có mái che như bây giờ. Dù vậy, tụ điểm ca nhạc này gắn chặt với đời sống giải trí của người Sài Gòn một thời.Ông Hoàng Tuấn - người tổ chức nhiều liveshow cho Đan Trường tại đây - nhớ lại mấy chục năm trước, 126 được xem là "thánh đường" của làng nhạc thành phố. Ca sĩ nào cũng muốn hát ở tụ điểm này vì nơi đây sáng đèn mỗi đêm. Ca sĩ chưa nổi tiếng muốn vào 126 rất khó khăn.
Về sau, nơi đây trở thành tụ điểm bình dân vì không còn được đầu tư, chăm chút. Các ca sĩ cũng xem 126 là chỗ thuê để thực hiện những liveshow có mức vé rẻ. Trước làn sóng nhiều sân khấu, tụ điểm mới mọc lên cộng với sự trỗi dậy của các chương trình ca nhạc truyền hình, khán giả đến đây không còn xôm tụ như xưa. Không có đơn vị nào muốn đứng ra đầu tư sửa sang khiến sân khấu ngày càng xuống cấp.
Tuy vậy, khi hay tin 126 sắp đóng cửa, nhiều nghệ sĩ không khỏi bùi ngùi. Gần 30 năm qua, sân khấu chứng kiến sự thành danh của nhiều thế hệ nghệ sĩ như Thanh Lan, Bảo Yến, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Minh Thuận, Nhật Hào, Lam Trường, Phương Thanh, Đan Trường và về sau là Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng...
Gắn bó với tụ điểm này từ khi mới thành lập, ca sĩ Ngọc Ánh rơi nước mắt nói 126 là "mái nhà" của hầu hết ca sĩ, nghệ sĩ Sài Gòn một thời. Chị bắt đầu hát ở sân khấu từ mùa Giáng sinh 1987. Thời đó, nữ ca sĩ hát liên tục bảy ngày trong tuần. Đêm nào tụ điểm này cũng sáng đèn và đông nghịt khán giả.
Khán giả đội mưa xem ca nhạc ở sân khấu 126.
"Do sân khấu ngoài trời, nếu ca sĩ diễn vào lúc có mưa sẽ bị nhiễm điện vì micro ướt. Tuy nhiên, những lúc như vậy, chúng tôi vẫn hát sung và khán giả vẫn hò hét. Với tôi, được hát ở 126 những ngày mưa là kỷ niệm vui nhất", Ngọc Ánh kể.
Còn ca sĩ Phương Thanh chia sẻ: "Khán giả ở đây rất 'sung' nên ca sĩ rất thích hát. Những bài như Trống vắng, Giã từ dĩ vãng... của tôi đến gần với mọi người hơn một phần cũng là nhờ thường xuyên được trình diễn ở tụ điểm ca nhạc này".
Vũ Hà có 25 năm ca hát thì chừng ấy năm gắn bó với 126. Những ngày đầu vào nghề, diễn ở đây, anh nhận được 50 nghìn đồng thù lao nhưng vẫn vui vẻ vì được đứng trên sân khấu đình đám lúc đó. Theo anh, khán giả tụ điểm này rất trung thành và xem đây là nơi để hàng ngày được gặp ca sĩ mình yêu mến. "Có những khán giả tôi nhớ cả tên như chị Hoa, chị Yến. Lúc nào họ cũng mua sẵn mười mấy bó hoa. Ca sĩ nào lên hát họ cũng dành một bó để tặng", anh kể.
Bên trong sân khấu khi chưa tháo dỡ. Ngày xưa, tụ điểm này không có mái che.
Theo "ông bầu" Hoàng Tuấn, nhiều năm qua, do biết sân khấu 126 nằm ở địa điểm đã được quy hoạch nên không ai dám đầu tư, nâng cấp hệ thống âm thanh, ánh sáng.
"Ngày xưa, nơi này lúc nào cũng đông khán giả từ đầu tuần đến cuối tuần. Nay, chỉ có ngày cuối tuần bán được vé. May mắn lắm thì mới được 1.000 vé còn không chỉ vài trăm. Ban quản lý sân khấu tự thu tự chi nên bị lỗ nhiều", Hoàng Tuấn nhận xét.
Tác giả bài viết: Tâm Giao
Nguồn tin: