Ngược lên phía quốc lộ 48 phía tây bắc Nghệ An, cách trung tâm huyện khoảng 30 km, trên tuyến đường từ xã Châu Thôn lên Tân Xuân, lá cây chua ke (người dân địa phương gọi là cây giang, một loài cây thân gỗ mọc nhiều trong các tán rừng) do người dân khai thác từ rừng về phơi kín đường. Theo người dân, lá chua ke tươi được tư thương thu mua với giá 1.500 đồng/kg.
Với khoảng 30 kg chua ke hái được, một người thu được 45 nghìn đồng/ngày. Lá chua ke khô được bán với giá 5 nghìn đồng/kg. Đối tượng thu mua, chủ yếu từ huyện Quỳ Hợp lên. Theo một đối tượng thu mua, họ thu gom lá khô sau đó bán sang Trung Quốc. Hiện nay chưa ai biết công dụng thực sự của loài cây này.
Tuy vậy, theo kinh nghiệm của một số người dân bản địa, đây là một loại dược liệu có thể sắc nấu để uống nhằm "làm mát" cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Hiện tượng người dân tự do vào rừng khai thác lá chua ke bán cho tư thương đã diễn ra từ vài ba năm nay không chỉ riêng trên địa bàn huyện Quế Phong mà còn diễn ra trên địa bàn các huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn... Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn.
Với khoảng 30 kg chua ke hái được, một người thu được 45 nghìn đồng/ngày. Lá chua ke khô được bán với giá 5 nghìn đồng/kg. Đối tượng thu mua, chủ yếu từ huyện Quỳ Hợp lên. Theo một đối tượng thu mua, họ thu gom lá khô sau đó bán sang Trung Quốc. Hiện nay chưa ai biết công dụng thực sự của loài cây này.
Tuy vậy, theo kinh nghiệm của một số người dân bản địa, đây là một loại dược liệu có thể sắc nấu để uống nhằm "làm mát" cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Hiện tượng người dân tự do vào rừng khai thác lá chua ke bán cho tư thương đã diễn ra từ vài ba năm nay không chỉ riêng trên địa bàn huyện Quế Phong mà còn diễn ra trên địa bàn các huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn... Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn.
Tác giả bài viết: N.D