Danh hiệu tương tự đã được trao cho quá trình làm kim chi ở Hàn Quốc. Nhìn chung, kim chi của Triều Tiên có màu đỏ nhạt hơn và ít cay hơn phiên bản Hàn Quốc, do ở Bình Nhưỡng trồng được ít ớt hơn.
Cả hai món kim chi đều được đánh giá rất ngon, do đó việc Triều Tiên nhận được danh hiệu này từ UNESCO gần như chắc chắn.
Cả hai món kim chi đều được đánh giá rất ngon, do đó việc Triều Tiên nhận được danh hiệu này từ UNESCO gần như chắc chắn.
Kim chi là món ăn không thể thiếu của người Hàn Quốc. Ảnh: BBC.
Thường có vị chua cay hấp dẫn, kim chi được các gia đình tự làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Kim chi không chỉ là món ăn kèm mà còn được sử dụng để nấu nhiều món ngon khác.
Di sản văn hóa phi vật thể là danh hiệu được trao cho các hoạt động và nghệ thuật UNESCO đánh giá là quan trọng với di sản thế giới và sự đa dạng văn hóa, cần được bảo vệ lâu dài.
Ngoài vị ngon độc đáo, quá trình làm và thưởng thức kim chi - điều được trao danh hiệu chứ không phải bản thân món kim chi - còn là một hoạt động xã hội có ý nghĩa văn hóa. Trong văn bản tiến cử được công bố đầu tháng 11, UNESCO nhận định: “Người Triều Tiên cùng chia sẻ trải nghiệm làm kim chi theo mùa, giúp đỡ nhau chuẩn bị nguyên liệu”.
Người dân thường tập trung vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, làm một lượng kim chi đủ để ăn suốt mùa đông dài. Truyền thống này giúp củng cố sự đoàn kết xã hội, do được thực hiện trong cả cộng đồng, như hàng xóm, họ hàng, các ngôi làng và tổ chức.
Ngoài quá trình làm kim chi của Triều Tiên, danh sách đề cử sẽ được thông qua trong tuần tới còn có quá trình pha cà phê Ả Rập, cách làm chuông đeo cổ bò của Tây Ban Nha và nghệ thuật chơi kèn túi của Slovakia.
Tác giả bài viết: Hoàng Linh