Vấn đề mở đường dân sinh trái phép qua đường sắt được nhiều đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, góp ý về Luật Đường sắt (sửa đổi) sáng 15/3
Tại phiên họp, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết hiện có gần 5.730 đường ngang và lối đi dân sinh, trong hơn 4.200 đường ngang trái phép, không được cấp có thẩm quyền cấp và hầu hết không có cảnh báo.
“Thời gian qua, dưới áp lực của các vụ tai nạn giao thông, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cùng các địa phương cố gắng rà soát các điểm đen, tập trung cho người gác tạm thời, chứ không thể lắp đặt cảnh báo được”, ông Minh cho hay.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết thêm thời gian qua có nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Luật quy định rõ, các tuyến dân sinh do địa phương trực tiếp quản lý. Khi có nhu cầu mở đường ngang, Tổng công ty Đường sắt đều đáp ứng theo đúng quy định. Tuy nhiên, thời gian qua việc mở đường ngang dân sinh rất tuỳ tiện, nhiều địa phương không nắm được.
“Luật cần làm rõ trách nhiệm của địa phương, không thể cứ mở đường ngang dân sinh như thế này, lái tàu rất căng thẳng. Nhiều địa phương đề xuất làm đường gom rất hợp lý, nhưng còn tuỳ tiện, có khi cứ cửa nhà người ta người ta cứ đi qua thôi”, Bộ trưởng Giao thông vận tải nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hơn 4.200 đường ngang trái phép mà không có chế tài nghiêm thì khó xử lý được.
“Nơi nào để mở đường dân sinh trái phép, tức là vi phạm pháp luật, rồi để xảy ra tai nạn thì phải xem xét trách nhiệm. Luật phải nghiêm, nơi nào chính quyền để mở đường dân sinh qua đường sắt trái phép thì kỷ luật ngay chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Vấn đề an toàn giao thông liên quan đường ngang dân sinh cũng được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nhắc tới trong phần thảo luận.
"Tôi đề nghị Bộ Giao thông vận tải rà soát trong 5 năm qua xảy ra bao nhiều vụ tai nạn lớn ở giao cắt đường bộ với đường sắt, xảy ra ở nút giao nào, thuộc trách nhiệm của ai và đã xử lý được tổ chức cá nhân nào. Trên cơ sở đó rà soát lại quy định về trách nhiệm của chính quyền và của ngành đường sắt", bà Nga nói.
Tại phiên họp, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết hiện có gần 5.730 đường ngang và lối đi dân sinh, trong hơn 4.200 đường ngang trái phép, không được cấp có thẩm quyền cấp và hầu hết không có cảnh báo.
“Thời gian qua, dưới áp lực của các vụ tai nạn giao thông, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cùng các địa phương cố gắng rà soát các điểm đen, tập trung cho người gác tạm thời, chứ không thể lắp đặt cảnh báo được”, ông Minh cho hay.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết thêm thời gian qua có nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Luật quy định rõ, các tuyến dân sinh do địa phương trực tiếp quản lý. Khi có nhu cầu mở đường ngang, Tổng công ty Đường sắt đều đáp ứng theo đúng quy định. Tuy nhiên, thời gian qua việc mở đường ngang dân sinh rất tuỳ tiện, nhiều địa phương không nắm được.
“Luật cần làm rõ trách nhiệm của địa phương, không thể cứ mở đường ngang dân sinh như thế này, lái tàu rất căng thẳng. Nhiều địa phương đề xuất làm đường gom rất hợp lý, nhưng còn tuỳ tiện, có khi cứ cửa nhà người ta người ta cứ đi qua thôi”, Bộ trưởng Giao thông vận tải nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hơn 4.200 đường ngang trái phép mà không có chế tài nghiêm thì khó xử lý được.
“Nơi nào để mở đường dân sinh trái phép, tức là vi phạm pháp luật, rồi để xảy ra tai nạn thì phải xem xét trách nhiệm. Luật phải nghiêm, nơi nào chính quyền để mở đường dân sinh qua đường sắt trái phép thì kỷ luật ngay chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Vấn đề an toàn giao thông liên quan đường ngang dân sinh cũng được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nhắc tới trong phần thảo luận.
"Tôi đề nghị Bộ Giao thông vận tải rà soát trong 5 năm qua xảy ra bao nhiều vụ tai nạn lớn ở giao cắt đường bộ với đường sắt, xảy ra ở nút giao nào, thuộc trách nhiệm của ai và đã xử lý được tổ chức cá nhân nào. Trên cơ sở đó rà soát lại quy định về trách nhiệm của chính quyền và của ngành đường sắt", bà Nga nói.
Tác giả bài viết: Thắng Quang
Nguồn tin: