Đẹp

Công dụng tuyệt vời ít người biết của rượu nếp

Ngoài tác dụng 'giết sâu bọ' rượu nếp còn có tác dụng phòng nhiều bệnh tật, làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.

Người Việt xưa quan niệm rằng, dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để “giết" sâu bọ trong người. Do đó vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch, mọi người thường ăn rượu nếp hay cơm rượu khi bụng đói để làm những con sâu trong bụng "say lử đử" và bị tiêu diệt.

Phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia có bài đăng trên Sức khỏe & Đời sống cho biết: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.

Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.

Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường

Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.

Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.

Phòng chống ung thư

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Các món thông thường từ nếp cẩm là xôi nếp cẩm, rượu cơm nếp cẩm, gần đây ở Hà Nội còn có món sữa chua nếp cẩm ăn cũng thú vị và tuyệt vời.

Kích thích tiêu hóa

Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Không chỉ giúp ăn ngon miệng, rượu nếp kích thích tiêu hoá.

Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.

Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 – 60ml rất tốt.

Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.

Bồi bổ cơ thể

Rượu nếp là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Ảnh minh họa

Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo. Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1.

Phòng bệnh thiếu sắt

Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.

Tác dụng làm đẹp


Bạn có thể làm mặt nạ dưỡng da từ cơm rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.

Tác giả: Minh Khôi

Nguồn tin: doisongphapluat.com

  Từ khóa: rượu nếp , công dụng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP