Bạn cần biết

Cốc nguyệt san, tampon có thể gây sốc độc tố

Một số chị em tin rằng cốc nguyệt san và tampon an toàn hơn các loại sản phẩm hỗ trợ họ trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy 2 phương pháp này có thể gây sốc độc tố.

Hội chứng sốc độc tố do cốc nguyệt san và tampon khá hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng do nhiễm khuẩn.

Xu hướng hữu cơ đang lan sang tới tampon và nhiều công ty hứa hẹn rằng các sản phẩm này an toàn hơn, tự nhiên hơn.

Việc sử dụng tampon hay cốc nguyệt san khiến chị em cảm thấy được bảo vệ khỏi hội chứng sốc độc tố - 1 chứng bệnh hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của ĐH Claude Bernard (Pháp) cho thấy tampon hay cốc nguyệt san chẳng thể ngăn chặn được hội chứng này.

Sốc độc tố gắn với kỳ kinh khi vào những năm 1970, một nghiên cứu cho thấy ¾ phụ nữ dung băng vệ sinh tampon cả ngày không thay.

Tampon và tất cả các sản phẩm băng vệ sinh đưa vào âm đạo đều khiến phụ nữ đối mặt với nguy cơ sốc độc tố bởi chúng là môi trường lý tưởng để phát triển vi khuẩn.

Nghiên cứu mới của Pháp đã lựa chọn những sản phẩm được đánh giá là an toàn nhất trong chống sốc độc tố với quảng cáo có những loại sợi ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn. Nhưng kết quả cho thấy bất cứ thứ gì đưa vào cơ thể của người phụ nữ trong nhiều giờ, tại 1 vị trí đều nguy hiểm.

TS. Gerard Lina. tác giả nghiên cứu cho biết: “Việc sử dụng tampon liên tục nhiều giờ và cốc kinh nguyệt đã dẫn tới 2 trường hợp sốc độc tố”.

Do đó, dù dùng loại sản phẩm nào trong chu kỳ kinh nguyệt cũng nên thay thường xuyên, riêng cốc nguyệt san cần được luộc khử trùng cho đến khi có 1 dung dịch làm sạch loại này tốt hơn.

Hội chứng sốc độc tố là một nỗi ám ảnh với các thiếu nữ và đang tuổi dậy thì nhưng thực tế, nó chỉ xảy ra ở 1/1.000.000 phụ nữ.

Tên của hội chứng này cũng có chút nhầm lẫn, có thể góp phần vào sự gia tăng sử dụng tampon hữu cơ.

Sốc độc tố chính xác là bệnh nhiễm trùng máu cấp tính - một biến chứng của nhiễm khuẩn.

Hội chứng sốc độc tố không thực sự do “độc chất” gây ra, theo nghĩa độc tố môi trường thường đến từ các loại vật liệu nhân tạo như nhựa.

Hơn thế, khi vi khuẩn Staphylococcus aureus (hay Staph A) phát triển ở âm đạo khỏe mạnh của nhiều phụ nữ -khi đi vào máu sẽ sản sinh chất độc. Một khi điều này xảy ra, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị kích hoạt quá mức.

Các tế bào bị viêm sẽ cố gắng chiến đấu chống lại chất độc, gây ra các hiện tượng như tụt huyết áp, sốt, đau đầu và đau người, tiêu chảy hay buồn nôn.

Trong trường hợp hiếm gặp, cơ thể sẽ bị sốc, gây suy thận và co giật mà có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trên thực tế, nam giới chiếm 1/3 số ca sốc độc tố khi vi khuẩn xâm nhập vào máu qua vết thương hở.

Tác giả: Trần Phương

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP