Ở lượt trận thứ 2 bảng B AFF Suzuki Cup 2016 giữa Việt Nam và Malaysia, Công Phượng được HLV tung vào sân ở phút 5 khi tỉ số đang là 0-0. Dù nỗ lực và tích cực trong khâu di chuyển và tranh chấp bóng nhưng điều này không bù lại được một Công Phượng vô duyên trong khâu dứt điểm.
Theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải, ông không hề cảm thấy bất ngờ trước sự sa sút của Công Phương bởi theo cựu cầu thủ hể Công, chính quãng thời gian dự bị quá nhiều tại Nhật Bản cộng với sức ép tâm lý đã khiến Phượng mất đi cảm giác bóng.
“Kể từ khi Công Phượng vào sân tôi thấy anh thi đấu rất hăng hái, nhiệt tình nhưng lại chưa đạt được sự hiệu quả. Có ít nhất 2 tình huống Công Phượng được đồng đội chuyền bóng thuận lợi đối mặt với thủ môn của Malaysia nhưng anh đều dứt điểm rất tệ.
Ngay từ khâu tiếp bóng, đi bóng rồi dứt điểm, Phượng đều rất lúng túng và bị động. Có thể nói, nhìn Công Phượng đá trận Malaysia không ai còn nhận ra Công Phượng của trước kia. Phượng vẫn khỏe, vẫn xông xáo nhưng cảm giác bóng của anh không tốt dẫn đến việc đỡ hỏng, chuyền sai, dứt điểm không nguy hiểm”.
Theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải, ông không hề cảm thấy bất ngờ trước sự sa sút của Công Phương bởi theo cựu cầu thủ hể Công, chính quãng thời gian dự bị quá nhiều tại Nhật Bản cộng với sức ép tâm lý đã khiến Phượng mất đi cảm giác bóng.
“Kể từ khi Công Phượng vào sân tôi thấy anh thi đấu rất hăng hái, nhiệt tình nhưng lại chưa đạt được sự hiệu quả. Có ít nhất 2 tình huống Công Phượng được đồng đội chuyền bóng thuận lợi đối mặt với thủ môn của Malaysia nhưng anh đều dứt điểm rất tệ.
Ngay từ khâu tiếp bóng, đi bóng rồi dứt điểm, Phượng đều rất lúng túng và bị động. Có thể nói, nhìn Công Phượng đá trận Malaysia không ai còn nhận ra Công Phượng của trước kia. Phượng vẫn khỏe, vẫn xông xáo nhưng cảm giác bóng của anh không tốt dẫn đến việc đỡ hỏng, chuyền sai, dứt điểm không nguy hiểm”.
Chuyên gia Vũ Mạnh Hải
Lý giải về sự sa sút của Công Phượng, chuyên gia Vũ Mạnh Hải phân tích: “Dù có khoảng gần 1 năm ăn tập tại CLB Mito Hollyhock (Nhật Bản) nhưng số lần ra sân chính thức của Công Phượng chỉ đếm trên đầu ngón tay và quan trọng là anh hỉ được thi đấu có 5, 7 phút trên sân. Không thể phủ nhận một điều là Công Phượng sẽ thu lượm được những kiến thức quý giá từ một nền bóng đá tiên tiến nhưng đó chỉ là mặt lí thuyết. Công Phượng ra sân ít đồng nghĩa với việc thực hành ít nên sự tiến bộ hầu như là không đáng kể.
Chúng ta thường nói với nhau rằng, học phải đối với hành nhưng với Phượng, vì thi đấu ít nên cậu ta không có được tâm lý và cảm giác chơi bóng tốt. Đá tập với đá thật khác nhau rất xa. Lúc đá tập sự đối kháng rất hạn chế nhưng khi vào thi đấu thật thì nó rất mãnh liệt. Nếu cầu thủ không có được sự nhạy cảm, phản xạ tốt với bóng thì anh ta không thể làm chủ được tình hình. Đó là lý do vì sao Công Phượng lại thi đấu rất thất vọng trong cuộc so tài với Malaysia.
Khác với Công Phượng, Xuân Trường và Tuấn Anh thường xuyên được ra sân hơn nên các em chơi bóng rất đĩnh đạc, có sự tiến bộ rõ nét so với thời gian thi đấu ở trong nước”.
Công Phượng thi đấu mờ nhạt trong trận gặp Malaysia
Bên cạnh đó, chuyên gia Mạnh Hải còn cho rằng, tâm lí thi đấu cũng là một phần nguyên do khiến Công Phượng đánh mất phong độ.
“Công Phượng luôn nhận được sự kỳ vọng lớn nên mỗi lần anh ra sân sức ép lên đôi chân là không hề nhỏ. Ai cũng muốn Công Phượng tỏa sáng, ghi bàn khi ra sân. Và điều này khiến cầu thủ trẻ như Phượng sẽ thường nghĩ là mình ra sân bằng mọi giá phải đá hay, phải thể hiện tốt. Tuy nhiên, khi phong độ và cảm giác bóng, sự tự tin không có thì Phượng càng cố gắng thì càng hỏng”.
Ông Hải cho rằng, cách tốt nhất để Phượng nhanh chóng lấy lại được phong độ là việc CLB HAGL cần đưa cầu thủ Nghệ An về nước càng sớm càng tốt.
“Tôi nghĩ là thời gian tới CLB HAGL nên đưa Phượng về nước để em có cơ hội được ra sân thi đấu nhiều hơn. Quãng thời gian ăn tập bên Nhật Bản chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho Công Phượng khi trở lại đấu trường V-League. Điều cần nhất với Phượng lúc này là em phải được ra sân thi đấu. Chỉ có thường xuyên ra sân thi đấu mới giúp cầu thủ duy trì được trạng thái thể lực và phong độ một cách tốt nhất”.
Tác giả bài viết: Huy Hùng (ghi)
Nguồn tin: