Ngày nay, bạn sẽ không còn lạ gì những thỏi chocolate trông nhỏ bé, nhã nhặn và làm nguyên gốc. Tuy nhiên, theo Lawrence Osborne, thanh chocolate làm thủ công trông thanh nhã nhất mà ông từng được thử lại là của Marou, một nhà máy nhỏ nằm ở ngoại ô TP HCM. Từng quả cacao được trồng và lựa chọn bằng tay trên một dải đất gọi là Tân Phú Đông (Tiền Giang) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chocolate Việt Nam không hề giống với bất kể loại nào khác. Nó được làm từ dòng hạt cacao Trinitario (cây lai của hai loại cacao Criollo và Forastero). Sản phẩm của Marou có sự hòa trộn đặc biệt và tính biến đổi bởi những người làm ra chocolate ở đây cũng không giống các nơi khác. Họ có thể chế biến ra sản phẩm từ những nguồn nguyên liệu nguyên chất chọn từ nơi trồng, đồng nghĩa với việc họ kiểm soát được mọi quy trình từ nông trại cacao tới khi thành chocolate.
Chocolate Việt Nam không hề giống với bất kể loại nào khác. Nó được làm từ dòng hạt cacao Trinitario (cây lai của hai loại cacao Criollo và Forastero). Sản phẩm của Marou có sự hòa trộn đặc biệt và tính biến đổi bởi những người làm ra chocolate ở đây cũng không giống các nơi khác. Họ có thể chế biến ra sản phẩm từ những nguồn nguyên liệu nguyên chất chọn từ nơi trồng, đồng nghĩa với việc họ kiểm soát được mọi quy trình từ nông trại cacao tới khi thành chocolate.
Hai người sáng lập ra Marou, Vincent Mourou (trái) và Samuel Maruta đang ăn thử cacao. Ảnh: Justin Mott
Công ty sản xuất chocolate được thành lập năm 2011 bởi Samuel Maruta người mang hai dòng máu Pháp - Nhật và Vincent Mourou là người Pháp - Mỹ. Samuel Maruta tới Việt Nam lần đầu tiên khi là giáo viên còn Vincent Mourou từng làm trong ngành quảng cáo. Maruta chia sẻ: "Chúng tôi làm ra một loại chocolate Pháp theo công nghệ hiện nay. Hầu hết người Việt thích chocolate có vị ngọt và dịu hơn. Tuy nhiên, như nguyên liệu gốc mà chúng tôi đang có thì đây đích thị là chocolate đậm chất Việt".
Vào một buổi sáng, Maruta và nhà báo Lawrence Osborne đến nông trại trồng cacao ở Tân Phú Đông. Họ đi xe khoảng 3 tiếng về phía nam để tới vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi bạt ngàn các cánh đồng lúa. Vườn của Phạm Thành Công là một trong những nguồn cung cacao cho công ty. Công nấu cơm và mời Maruta cùng nhà báo ăn trưa sau đó cùng nhau ra vườn thử cacao. Những quả chín có đủ loại màu sắc, khi bổ ra trông chúng như ruột quả măng cụt, hạt đầy trong bầu quả và có lớp màng màu trắng bao bọc.
Hạt cacao được thu hoạch để trong các thùng gỗ thưa 6 ngày rồi đem phơi dưới trời nắng trên các thảm tre. Tại công đoạn này, Maruta và Mourou sẽ là người lựa chọn hạt để đem về một nhà máy nhỏ ở ngoại ô TP HCM. Họ sẽ rang chúng lên, bóc vỏ rồi nghiền ra bột sau đó làm nóng và trộn với đường cho tới khi thành một loại chất lỏng vừa đẹp vừa dậy mùi thơm. Chất lỏng này sẽ được nhào tiếp trong vòng hai ngày trước khi đổ vào các khuôn và làm lạnh cũng như đóng gói.
Thanh chocolate không chỉ có vẻ đẹp thanh nhã bên ngoài mà còn ẩn chứa hương vị đậm đà của Việt Nam. Ảnh: Justin Mott
Nguyên liệu của Tân Phú Đông đem đến cho sản phẩm một sự tươi mới, có hương vị giống một chút với hạt dẻ, kem và đen sậm. Khi nhà báo Lawrence Osborne ngỏ ý mời anh Công ăn thử chocolate thì anh lắc đầu bảo không thích, giống lý do mà Maruta dự đoán là "quá đặc và chua" so với khẩu vị người Việt. Dù người bản xứ không ưa chuộng sản phẩm từ chính nguyên liệu của họ thì Lawrence Osborne lại thích thú mang về nhà ở Bangkok, Thái Lan khoảng 20 thanh chocolate.
Tác giả bài viết: Hương Chi