|
Đây là một phần trong quá trình tiêu chuẩn hoá mà Bộ Giao thông Mỹ đưa ra cách đây 4 năm, với sự hỗ trợ của Cơ quan An toàn Giao thông quốc gia (NHTSA).
Ông Peter Kurdock, phó giám đốc Hội đồng tư vấn các vấn đề an toàn xe hơi và đường cao tốc Mỹ, cho biết tổ chức này đã nỗ lực đưa camera lùi trở thành trang bị tiêu chuẩn trên ô tô mới trong suốt 10 năm qua
Tổ chức này, cùng với một số tổ chức an toàn - người tiêu dùng khác, đang vận động để đưa thêm một số tính năng an toàn chủ động khác trở thành trang bị tiêu chuẩn trên ô tô mới tại Mỹ, như hệ thống cảnh báo chệch làn đường, hệ thống cảnh báo điểm mù và hệ thống phanh khẩn cấp tự động (AEB) có cảnh báo va chạm trước.
Dù không phải quy định bắt buộc, nhưng vì yêu cầu thị trường, các nhà sản xuất ô tô cũng đang nỗ lực đưa các trang bị này lên xe. 30 hãng đã tuyên bố trang bị tiêu chuẩn hệ thống phanh tự động khẩn cấp cho xe từ năm 2020, trong khi một số công ty đã bắt đầu đưa công nghệ an toàn chủ động vào các gói trang bị của hãng, như Toyota với gói Safety Sense và Honda với gói Sensing.
Dù camera lùi đang ngày càng phổ biến trên xe hơi, nhưng theo NHTSA, việc nó trở thành trang bị bắt buộc có thể sẽ đội chi phí sản xuất xe, và người tiêu dùng có thể sẽ phải gánh phần chi phí này. NHTSA cho rằng quy định này sẽ khiến giá xe mới tăng khoảng 40 USD (hơn 900.000 đồng) với xe có sẵn màn hình trung tâm và khoảng 140 USD (3,3 triệu đồng) với xe chưa có màn hình trung tâm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng số tiền này không phải là lớn so với những lợi ích mà camera lùi có thể mang lại.
Tác giả: Nhật Minh
Nguồn tin: Báo Dân trí