Căn nhà của Mẹ VNAH Đậu Thị Thư |
Để làm rõ hơn về nội dung thông tin trên, ngày 12/6, chúng tôi đã về tân thôn Tân An, xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), được ông Đặng Văn Thiết (62 tuổi) Bí thư chi bộ thôn cho biết: Ngôi nhà này chỉ nghe nói là của gia đình bà Đậu Thị Thư, không rõ được xây dựng từ thời điểm nào? Nhưng trước năm 2000 được trưng dụng làm hội quán thôn. Đến năm 2001 nhà văn hóa thôn được xây mới tại địa điểm khác. Hiện hội người cao tuổi thôn đang tạm thời dùng ngôi nhà này để làm nơi bỏ nhà tang lễ của thôn, và một số hộ dân gần đó tạm dùng để bỏ thuyền tránh lũ.
Do ngôi nhà được xây dựng kiên cố, lại nằm ở địa thế cao ráo, nên trước đây mỗi khi lũ xuất hiện bà con hàng xóm thường tập trung lên đó để tránh lũ. Có nhiều trận lũ lụt lớn, bà con còn tháo ngói trèo lên mái nhà đi lại bình thường. Khoảng hơn 10 năm lại nay hầu như trong thôn ai cũng xây dựng được nhà cửa kiên cố trên các vùng đất cao, ngôi nhà không được ai để ý chăm sóc nên ngày càng xuống cấp nhanh.
Hình ảnh tấm bia Nhà lưu niệm lịch sử gắn trên nhà Mẹ NAH Đậu Thị Thư trên mạng xã hội |
Từ trước tới nay, tôi chưa thấy có tấm biển nào gắn trên mặt tiền ngôi nhà có để hàng chữ: "Nhà lưu niệm lịch sử bà mẹ VNAH Đậu Thị Thư, mẹ vợ đại tướng Võ Nguyên Giáp, xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ- Hà Tĩnh", ông Thiết khẳng định.
Tiếp cận với ngôi nhà, chúng tôi thấy cả tứ phía đều không có tấm biển nào được gắn trên tường. Như vậy, việc xuất hiện 1 tấm biển màu vàng gắn hàng chữ với nội dung trên trước ngôi nhà có thể có người treo lên trước đó nhưng đã bị gỡ, hoặc chỉ là 1 tấm ảnh ghép?
Theo tìm hiểu,gngôi nhà trên chính là gia đình Mẹ VNAH Đậu Thị Thư, được xây dựng vào thời kì kháng chiến chống Pháp, sau khi gia đình sơ tán tại quê ngoại. Trước đó, Mẹ VNAH Đậu Thị Thư lấy chồng là ông Nguyễn Huy Bình, quê Hà Nội, làm công chức hỏa xa ở Vinh (Nghệ An), bà ra Vinh ở cùng chồng, làm nghề buôn bán và có nhà cửa Vinh (tại khu khách sạn Kiêm Liên hiện nay). Vợ chồng Mẹ VNHA Đậu Thị Thư có 4 người con, trong đó có 2 người con gái là các nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thị Quang Thái (vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
Bức tường phía bên phải của nhà Mẹ VNAH Đậu Thị Thư đang xuống cấp nghiêm trọng |
Sau khi thực dân Pháp quay lại đánh chiếm nước ta (1946-1954), thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiếm, gia đình mẹ VNAH Đậu Thị Thư từ Vinh chuyển về quê ngoại tại xã Đức Tùng sinh sống và xây dựng ngôi nhà trên. Sau chiến thắng chống Pháp gia đình lại chuyển ra Vinh và để lại ngôi nhà không tại quê ngoại.
Trao đổi với PV Báo Dân sinh, ông Đậu Khoa Toàn, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết: Hiện tại căn nhà của Mẹ VNAH Đậu Thị Thư vẫn chưa được được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Bởi, về phía gia đình, dòng họ bà Thư, hay chính quyền địa phương chưa có ai đứng ra làm đơn đề nghị ngành Văn hóa Hà Tĩnh kiểm tra xem xét để xếp hạng di sản lịch sử văn hóa theo luật di sản.
Tuy nhiên, ông Đậu Hồng, thư kí Hội đồng gia tộc họ Đậu tại Hà Tĩnh, hiện công tác tại Bưu điện Hà Tĩnh lại cho rằng: Ngày 26/3/2013, MTTQ Hà Tĩnh đã có văn bản số: 53 gửi lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đề nghị quan tâm phối hợp và có ý kiến trả lời cho ban Thường trực MTTQ tỉnh Hà Tỉnh và Hội đồng gia tộc họ Đậu, về việc đề nghị xây dựng nhà lưu niệm của bà Mẹ VNAH Đậu Thị Thư theo đơn của đại diện Hội đồng gia tộc họ Đậu tại Hà Tĩnh.
Nhà Mẹ VNAH Đậu Thị Thư nhìn từ đầu hồi phía bên trái |
Tiếp đến, ngày 29/3/2013 Ủy ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XIII cũng đã có văn bản số: 1836 gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh với nội dung đề nghị xem xét, hỗ trợ xây lại ngôi nhà tưởng niệm hiện đã xuống cấp của Mẹ VNAH Đậu Thị Thư có 3 người con là liệt sĩ thời chống Pháp ( Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Quang Thái và Nguyễn Huy Tú) theo đơn của ông Đậu Trọng Tý, đại diện họ Đậu tại Hà Tĩnh.
Về việc có hay không tấm biển có in dòng chữ trên treo trước ngôi nhà Mẹ VNAH Đậu Thị Thư, ông Đậu Hồng khẳng định là có, bởi do chính ban liên lạc Hội đồng gia tộc họ Đậu tại Hà Tĩnh treo lên sau khi nhận được 2 văn bản trên, nhưng đã bị ai đó gỡ mất.
Nhà Mẹ VNAH Đậu Thị Thư nhìn từ đầu hồi phía bên trái |
Như vậy, theo nội dung 2 văn bản trên thì Hội đồng gia tộc họ Đậu tại Hà Tĩnh đã gửi đơn đề nghị xin hỗ trợ kinh phí tu sửa lại ngôi nhà lưu niệm của Mẹ VNAH Đậu Thị Thư, chứ chưa có tổ chức, cá nhân nào trình đơn trình lên Phòng quản lí di sản Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đề nghị xét công nhận di sản lịch sử văn hóa đối với công trình.
Thiết nghĩ, ngôi nhà của Mẹ VNAH Đậu Thị Thư hiện đang tọa lạc tại thôn Tân An, xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cần được xem xét đưa vào xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và tu sửa kịp thời, bởi công trình đang bị xuống cấp nghiêm
Tác giả: NGUYỄN NGỌC VƯỢNG
Nguồn tin: Báo Dân sinh