Các bị cáo trong vụ án gồm: Hoàng Minh Hiệp (SN 1974, trú tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần kinh tế Hoàng Gia và Công ty TNHH kim loại Hoàng Gia); bị cáo Trương Ánh Điệp (SN 1980, giám đốc Công ty Kim loại Hoàng Gia, vợ của Hiệp); Nguyễn Thị Mai Hương (SN 1973, phó Tổng giám đốc Công ty Kinh tế Hoàng Gia); Đặng Ngọc Sơn (SN 1980, nhân viên kinh doanh); Vũ Thị Thuận (SN 1982, kế toán); Đinh Minh Ngọc (SN 1987, kế toán).
Trước đó, ngày 13/1/2016 TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt các bị cáo Hoàng Minh Hiệp lĩnh án tù chung thân; Trương Ánh Điệp lĩnh mức án 20 năm tù; Nguyễn Thị Mai Hương lĩnh mức án 17 năm tù; Đặng Ngọc Sơn lĩnh mức án 15 năm tù; Vũ Thị Thuận lĩnh mức án 13 năm tù và Đinh Minh Ngọc lĩnh mức án 12 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau bản án sơ thẩm, các bị cáo đều có đơn kháng cáo kêu oan, riêng bị cáo Ngọc kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2010 do kinh doanh thua lỗ, bị cáo Hiệp lập hồ sơ khống để vay tiền của một công ty tài chính. Vị cựu Chủ tịch HĐQT sử dụng thủ đoạn lập các công ty “ma” để lấy danh nghĩa pháp nhân ký hợp đồng. Những công ty này Hiệp cho các nhân viên dưới quyền như bảo vệ, lái xe, tạp vụ hoặc em ruột đứng tên.
Tài khoản đảm bảo cho khoản vay là kho hàng gửi tại công ty khác nhưng thực chất không có thật hoặc đã đem thế chấp cho ngân hàng khác.
Số tiền ngân hàng giải ngân sau đó được chuyển thẳng về tài khoản 2 pháp nhân do Hiệp điều hành.
Kết quả xác định, tổng số tiền bị cáo Hoàng Minh Hiệp vay ngân hàng là 183,9 tỷ đồng. Bị cáo khai nhận sử dụng toàn bộ số tiền trên để trả nợ một số ngân hàng và các chi phí khác như bảo hiểm, thuê kho...
Quá trình vay vốn, vị cựu Chủ tịch HĐQT thế chấp bổ sung thêm 2 bất động sản trị giá hơn 10,6 tỷ đồng; xe ô tô nhãn hiệu Roll Royce Phantom trị giá hơn 13 tỷ đồng.
Đến thời điểm bị khởi tố, bị cáo Hoàng Minh Hiệp còn chiếm đoạt tổng số tiền hơn 152,6 tỷ đồng. Bị cáo không còn tài sản đảm bảo và không có khả năng thanh toán khoản nợ.
Trước đó, các bị cáo đồng loạt kêu oan tại tòa. Bị cáo Hoàng Minh Hiệp thừa nhận hành vi song không nhận chiếm đoạt tiền. Cựu chủ tịch HĐQT giải thích mục đích lập hồ sơ vay vốn nhằm luân chuyển dòng tiền.
Còn bị cáo Trương Ánh Điệp thay đổi lời khai. Theo lời bị cáo, các chữ ký trong hồ sơ là do chồng (Hoàng Minh Hiệp) ký. Bị cáo không liên quan, không tham gia hoạt động của công ty. Lời khai trên của bị cáo được Hiệp thừa nhận. Tuy nhiên, kết luận giám định khẳng định Điệp là người ký các tài liệu trên. Bị cáo biết rõ các khoản vay nợ của Công ty kim loại Hoàng Gia để Hiệp đi trả nợ cho tổ chức tín dụng khác nhưng vẫn ký khống để chồng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Do các bị cáo khác không được hưởng lợi, bị cáo Hoàng Minh Hiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường về khoản tiền 152,6 tỷ đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đều kêu oan và không nhận tội. Tuy nhiên, tại tòa các bị cáo đã không đưa ra được các tình tiết để chứng minh mình là người vô tội.
Riêng bị cáo Điệp, tại phiên tòa phúc thẩm, Điệp đã đưa ra nhiều tình tiết mới chứng minh bị cáo vô tội.
Sau khi nghị án, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan, HĐXX cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, coi thường pháp luật, bản án sơ thẩm đưa ra hình phạt như trên cho các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo không đưa ra được các tình tiết để chứng minh vô tội.
Từ nhận định trên, HĐXX quyết định bác đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo Hoàng Minh Hiệp và Đinh Minh Ngọc giữ nguyên bản bản án sơ thẩm.
Tòa tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm với các bị cáo Nguyễn Thị Mai Hương; Vũ Thị Thuận và Đặng Ngọc Sơn, mỗi bị cáo được giảm một năm tù giam.
Về trường hợp của bị cáo Trương Ánh Điệp, HĐXX nhận thấy tại phiên tòa phúc thẩm, Điệp đã đưa ra được nhiều tình tiết mới để chứng minh mình là người vô tội nên HĐXX quyết định hủy bản án của Điệp để điều tra lại.
Trước đó, ngày 13/1/2016 TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt các bị cáo Hoàng Minh Hiệp lĩnh án tù chung thân; Trương Ánh Điệp lĩnh mức án 20 năm tù; Nguyễn Thị Mai Hương lĩnh mức án 17 năm tù; Đặng Ngọc Sơn lĩnh mức án 15 năm tù; Vũ Thị Thuận lĩnh mức án 13 năm tù và Đinh Minh Ngọc lĩnh mức án 12 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau bản án sơ thẩm, các bị cáo đều có đơn kháng cáo kêu oan, riêng bị cáo Ngọc kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2010 do kinh doanh thua lỗ, bị cáo Hiệp lập hồ sơ khống để vay tiền của một công ty tài chính. Vị cựu Chủ tịch HĐQT sử dụng thủ đoạn lập các công ty “ma” để lấy danh nghĩa pháp nhân ký hợp đồng. Những công ty này Hiệp cho các nhân viên dưới quyền như bảo vệ, lái xe, tạp vụ hoặc em ruột đứng tên.
Tài khoản đảm bảo cho khoản vay là kho hàng gửi tại công ty khác nhưng thực chất không có thật hoặc đã đem thế chấp cho ngân hàng khác.
Số tiền ngân hàng giải ngân sau đó được chuyển thẳng về tài khoản 2 pháp nhân do Hiệp điều hành.
Kết quả xác định, tổng số tiền bị cáo Hoàng Minh Hiệp vay ngân hàng là 183,9 tỷ đồng. Bị cáo khai nhận sử dụng toàn bộ số tiền trên để trả nợ một số ngân hàng và các chi phí khác như bảo hiểm, thuê kho...
Quá trình vay vốn, vị cựu Chủ tịch HĐQT thế chấp bổ sung thêm 2 bất động sản trị giá hơn 10,6 tỷ đồng; xe ô tô nhãn hiệu Roll Royce Phantom trị giá hơn 13 tỷ đồng.
Đến thời điểm bị khởi tố, bị cáo Hoàng Minh Hiệp còn chiếm đoạt tổng số tiền hơn 152,6 tỷ đồng. Bị cáo không còn tài sản đảm bảo và không có khả năng thanh toán khoản nợ.
Trước đó, các bị cáo đồng loạt kêu oan tại tòa. Bị cáo Hoàng Minh Hiệp thừa nhận hành vi song không nhận chiếm đoạt tiền. Cựu chủ tịch HĐQT giải thích mục đích lập hồ sơ vay vốn nhằm luân chuyển dòng tiền.
Còn bị cáo Trương Ánh Điệp thay đổi lời khai. Theo lời bị cáo, các chữ ký trong hồ sơ là do chồng (Hoàng Minh Hiệp) ký. Bị cáo không liên quan, không tham gia hoạt động của công ty. Lời khai trên của bị cáo được Hiệp thừa nhận. Tuy nhiên, kết luận giám định khẳng định Điệp là người ký các tài liệu trên. Bị cáo biết rõ các khoản vay nợ của Công ty kim loại Hoàng Gia để Hiệp đi trả nợ cho tổ chức tín dụng khác nhưng vẫn ký khống để chồng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Do các bị cáo khác không được hưởng lợi, bị cáo Hoàng Minh Hiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường về khoản tiền 152,6 tỷ đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đều kêu oan và không nhận tội. Tuy nhiên, tại tòa các bị cáo đã không đưa ra được các tình tiết để chứng minh mình là người vô tội.
Riêng bị cáo Điệp, tại phiên tòa phúc thẩm, Điệp đã đưa ra nhiều tình tiết mới chứng minh bị cáo vô tội.
Sau khi nghị án, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan, HĐXX cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, coi thường pháp luật, bản án sơ thẩm đưa ra hình phạt như trên cho các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo không đưa ra được các tình tiết để chứng minh vô tội.
Từ nhận định trên, HĐXX quyết định bác đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo Hoàng Minh Hiệp và Đinh Minh Ngọc giữ nguyên bản bản án sơ thẩm.
Tòa tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm với các bị cáo Nguyễn Thị Mai Hương; Vũ Thị Thuận và Đặng Ngọc Sơn, mỗi bị cáo được giảm một năm tù giam.
Về trường hợp của bị cáo Trương Ánh Điệp, HĐXX nhận thấy tại phiên tòa phúc thẩm, Điệp đã đưa ra được nhiều tình tiết mới để chứng minh mình là người vô tội nên HĐXX quyết định hủy bản án của Điệp để điều tra lại.
Tác giả: Mạnh Hùng
Nguồn: Congly.vn
Nguồn: Congly.vn