Xã hội

Vụ 2 cháu bé đuối nước thương tâm ở Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp có bỏ tiền để mua sự... im lặng?

Mất 2 người con một lúc, gia đinh 2 cháu bé trong vụ đuối nước thương tâm tại thôn Canh Lâm hơn một tuần nay thẫn thờ, nấc nghẹn.

Như Pháp Luật Plus đã thông tin về vụ 2 cháu bé chết đuối thương tâm phía trong hố nước của doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Theo đó, ngày 12/8, người dân phát hiện có 2 cháu bé bị chết đuối trong khu vực thuộc khu mỏ đất của doanh nghiệp Toàn Vĩ.

Khi đến nơi, người dân đã vớt 2 cháu lên để sơ cứu, nhưng cháu Th. đã tím tái, tim đã ngừng đập, còn cháu Ng. thì đã được người nhà đưa đi cấp cứu. Khoảng 30 phút sau, phía gia đình thông báo là cháu đã mất.

Mỏ đất Gò Phấng đã hết hạn khai thác từ 30/6/2017 (ảnh Đào Tấn)

Sự việc khiến người dân địa phương hết sức bàng hoàng và đau xót trước sự ra đi đột ngột của 2 cháu bé. Đau lòng hơn, trong lúc làm lễ mai táng cho 2 cháu, doanh nghiệp nói trên đã đến gia đình chia buồn và đền bù 30 triệu đồng và 2 chiếc áo quan.

Hơn 1 tuần sau sự việc, bố mẹ của 2 cháu là anh Lưu Văn Xuyên và chị Dương Thị Xuân gần như không bước ra khỏi cổng.

Chỉ ngồi một xó nhìn lên di ảnh của 2 người con xấu số rồi những hàng lệ từ khóe mắt cứ ực ra trượt dài trên hai gò má.

Đường dẫn vào thôn bị xe tải cày xới (ảnh Đào Tấn).

Một số người dân sống gần khu vực mỏ cho biết, nguyên nhân dẫn tới cái chết thương tâm này là do đơn vị khai thác khoáng sản làm ăn tắc trách, khi hết thời hạn khai thác, xong lại không cải tạo, phục hồi môi trường cũng như san lấp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sống quanh khu vực mỏ.

Được biết, ngay sau sự việc xảy ra, Tập đoàn Toàn Vĩ (là đơn vị khai thác mỏ đất Gò Phấng) đã đến và đền bù cho gia đình 30 triệu đồng và 2 áo quan để mua sự im lặng.

Doanh nghiệp không thực hiện quy định của Luật khoáng sản gây hậu quả nghiêm trong (ảnh Đào Tấn).

Trước đó, dù đã hết hạn khai thác mỏ đất, nhưng sau khi máy móc của đơn vị khai thác rời đi để lại cho môi trường là đống hoang tàn.

Chỉ tay vào những vách đất cao sừng sững, người dân địa phương bức xúc: “Họ khai thác khoáng sản kiểu gì, mà như đào lô cốt.

Không những đào sâu, nham nhở mà họ còn tạo nên những vách đất cao gây nguy hiêm cho người dân sống xung quanh khu mỏ. Thậm chí, con đường bê tông duy nhất dẫn vào thôn cũng bị xe trọng tải cjhở đất của doanh nghiệp cày vỡ, nhấp nhô và bẩn”.

Khiến 2 cháu bé trong một gia đình chết đuối thương tâm (ảnh Đào Tấn).

Được biết, ngay sau khi xảy ra vụ chết đuối thương tâm xảy ra trong khu vực mỏ đất của Tập đoàn Toàn Vĩ, người dân địa phương đã phát hiện máy xúc đi vào phía khu vực 2 hố nước để tiến hành lấp.

Nhưng người dân phát hiện đã kịp thời ngăn chặn việc “phi tang” bằng chứng trong việc cẩu thả tắc trách của mình.

Theo Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 68 của Chính phủ, Thông tư 126 của liên Bộ Tài chính, Công nghiệp, Tài nguyên và Môi trường đã quy định rõ: “Để giải quyết những hậu quả về môi trường sau khai thác, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng phải ký Quỹ Phục hồi môi trường tùy theo mức độ, diện tích và trữ lượng mỏ.

Mỏ đất tan hoang, nhấp nhô sau khi máy móc rời đi (ảnh Đào Tấn).

Theo đó, Quỹ này phải tương xứng với phần chi phí bồi hoàn, khắc phục lại hiện trạng trước khi tiến hành khai thác.

Khi doanh nghiệp khai thác ký quỹ, Nhà nước giữ khoản tiền đó, sau khi khai thác xong doanh nghiệp bồi hoàn hiện trạng đúng như cam kết mới cho họ được rút khoản tiền đó ra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, Nhà nước dùng quỹ đó để thuê người làm.

Việc không những không bồi hoàn mặt bằng mà phía doanh nghiệp còn bỏ qua Quy định về cải tạo, phục hồi môi trường sau quá trình khai thác khoáng sản.

Vậy trách nhiệm của phía cơ quan chức năng liên quan khi không kiểm tra, đánh giá và yêu cầu phía công ty thực hiện đúng theo luật khoáng sản ở đâu?

Pháp Luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Tác giả: Đào Tấn

Nguồn tin: Pháp Luật Plus

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP