Và tất nhiên, với miếng bánh thơm từ những giải đấu dành cho các đội tuyển, vòi bạch tuộc cá độ khó có thể bỏ qua...
Quây V-League thành...V-Nát
Tính đến vòng đấu thứ 5 mùa 2017, lượng khán giả đến sân theo dõi các trận đấu ở V-League là 191.000/35 trận đấu. Có nghĩa, trung bình khoảng 5457 khán giả mỗi trận.
Mùa giải 2016, số khán giả trung bình là 6257 và mùa trước nữa là 7398 khán giả đến sân để chứng kiến các cuộc so tài ở sân chơi cao nhất của bóng đá Việt.
Những con số thống kê nêu ra vấn đề: Mỗi mùa giải, sức hút của V-League ngày càng nhạt đi bất chấp các đội bóng luôn tìm cách kéo người hâm mộ đến sân.
Hàng loạt chiêu trò đã được những nhà tổ chức đưa ra để hút khách, nhưng vô lực. Khán đài ở V-League liên tục trong tình trạng heo hút, và nên nhớ con số kể trên đến từ BTC giải, còn thực tế các sân bóng vắng hơn rất nhiều.
Hàng tá nguyên nhân được đưa ra lý giải cho việc V-League "kén" khán giả. Từ chất lượng các trận đấu, chất lượng trọng tài, hoặc bội thực với bóng đá đỉnh cao...
Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng V-League giờ có sức hút kém, bởi đơn thuần giải đấu này luôn gặp những vấn đề "tế nhị" trong các trận đấu.
Hay thẳng thắn ra, không ít các trận tranh tài ở V-League trong vài năm qua bị xemcoi có vấn đề, có bán - làm độ. Thiếu trung thực, đó là cách khiến giải đấu không thể hút.
Người ta không vô cớ chán yêu giải đấu bằng những nghi ngờ thiếu cơ sở. Nửa tá các cầu thủ Ninh Bình tham gia dàn xếp tỉ số ở sân chơi châu Á, nhóm cầu thủ Đồng Nai dàn xếp luôn trong giải đấu là những thứ mà người hâm mộ "chào thua" V-League.
Không khó để tìm ra kèo cột của các trận đấu tại V-League, và đương nhiên cũng rất dễ dàng để "đánh" một kèo nào đó nếu cảm thấy "thơm" hay "ngon ăn" thông qua hệ thống cá độ dày đặc trên internet. Đại diện Interpol từng công bố, có 79 nhà cái thế giới đưa V-League lên sàn cá cược.
Bởi dễ thế, nên không ngạc nhiên khi mà sau mỗi kỳ EURO, World Cup ở tận đâu đâu V-League bỗng dưng hấp dẫn khi các trận đấu liên tục "đổ tài". Và người ta đưa ra lý giải đầy nghi vấn: Nhiều cầu thủ đang gỡ sau một giải đấu lớn thua bạc mặt.
V-League chào thua nhà cái, còn giờ nhà cái chào thua luôn...cầu thủ - những người nắm cuộc chơi trong tay. Cầu thủ tự đứng ra làm độ (như cách các cầu thủ Đồng Nai làm) và dàn xếp tỉ số để "cắn xé" ngược lại nhà cái.
Cứ như thế, vòng xoáy của những con bạc - nhà cái bào mòn V-League buộc nhiều công ty cá độ phải nhảy xuống giải...hạng Nhất, hoặc giải trẻ cho dễ kiếm ăn.
Để rồi các giải đấu của Việt Nam, dù được soi kỹ, dù mời cả công ty giám sát từ nước ngoài về thật, nhưng khi nào vắng câu chuyện bán - làm độ kể cả khi cả chục cầu thủ đã rơi vào vòng lao lý từ những cú enter bạc tỷ như đã từng đề cập.
Đến gõ cửa đội tuyển
Phải thẳng thắn rằng, 12 năm kể từ SEA Games ở Bacolod (Phillipines), bóng đá Việt Nam chưa phải nhận thêm cú sốc nào lớn tương tự về câu chuyện bán - làm độ ở cấp độ đội tuyển.
Nhưng, chẳng ai chắc chắn được rằng vết xe đổ mà nhiều cầu thủ tài năng của U23 Việt Nam năm đó không lặp lại. Cứ nhìn cách các cầu thủ Đồng Nai nối chân đồng nghiệp từ Ninh Bình xộ khám rất nhanh là thấy.
Tuy nhiên, những nghi ngờ, hoài nghi về một giải đấu hoặc một cá nhân, nhóm cầu thủ nào đó thao túng kết quả của đội tuyển là vẫn còn. Thậm chí rất nhiều.
Không ai có thể quên, cảnh các cầu thủ U23 Việt Nam năm 2009 cúi đầu rời Vientiane (Lào) sau trận chung kết SEA Games với người Mã cùng rất nhiều hoài nghi.
Đương nhiên, phải tất cả những con người trên sân năm đó chơi tồi, nhưng có một chi tiết phải nhắc lại rằng: Trong đội hình chính của HLV Calisto năm đó giờ có ít nhất 2 cái tên đã "dính chàm" là tiền đạo Mạnh Dũng (Ninh Bình), và trung vệ Long Giang (Đồng Nai).
Trong khi đó, thủ thành Tấn Trường rất hay bị đặt nghi ngờ vì mắc nhiều sai lầm ngớ ngẩn ở CLB, ĐTQG sau này. Và, trong trận chung kết với Malaysia năm 2009 ấy, thủ thành người Đồng Tháp cũng có lỗi không nhỏ.
Cũng là đội tuyển U23 của 2 năm sau đó, kết quả nhiều trận đấu đã được đặt nghi vấn, thậm chí nhiều thẻ đỏ - thẻ vàng ngớ ngẩn, không đáng có cũng rơi vào tầm ngắm.
Ở cấp ĐTQG, tuy không rộ lên quá nhiều nhưng cũng chẳng ít những trận đấu thất thường đã đến mà kết quả đôi khi nhà cái luôn có lợi điển hình như trận bán kết AFF cup 2016 trước Malaysia là ví dụ.
Chưa xảy ra sự vụ nào như "án điểm" Bacolod, nhưng rõ ràng những nghi vấn về kết quả của đội tuyển là không ít. Và khi vòi bạch tuộc cá độ đã len lỏi khắp ngóc ngách bóng đá Việt thì chẳng có thể nói trước được điều gì ngoại trừ...hy vọng.
Hy vọng các cầu thủ tự biết giữ mình, tự cảm thấy yêu và tôn trọng nghề nghiệp để không đi vào con đường được coi như cụt ấy. Chỉ hy vọng vậy thôi.
Quây V-League thành...V-Nát
Tính đến vòng đấu thứ 5 mùa 2017, lượng khán giả đến sân theo dõi các trận đấu ở V-League là 191.000/35 trận đấu. Có nghĩa, trung bình khoảng 5457 khán giả mỗi trận.
Mùa giải 2016, số khán giả trung bình là 6257 và mùa trước nữa là 7398 khán giả đến sân để chứng kiến các cuộc so tài ở sân chơi cao nhất của bóng đá Việt.
Những con số thống kê nêu ra vấn đề: Mỗi mùa giải, sức hút của V-League ngày càng nhạt đi bất chấp các đội bóng luôn tìm cách kéo người hâm mộ đến sân.
Hàng loạt chiêu trò đã được những nhà tổ chức đưa ra để hút khách, nhưng vô lực. Khán đài ở V-League liên tục trong tình trạng heo hút, và nên nhớ con số kể trên đến từ BTC giải, còn thực tế các sân bóng vắng hơn rất nhiều.
Hàng tá nguyên nhân được đưa ra lý giải cho việc V-League "kén" khán giả. Từ chất lượng các trận đấu, chất lượng trọng tài, hoặc bội thực với bóng đá đỉnh cao...
Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng V-League giờ có sức hút kém, bởi đơn thuần giải đấu này luôn gặp những vấn đề "tế nhị" trong các trận đấu.
Hay thẳng thắn ra, không ít các trận tranh tài ở V-League trong vài năm qua bị xemcoi có vấn đề, có bán - làm độ. Thiếu trung thực, đó là cách khiến giải đấu không thể hút.
Người ta không vô cớ chán yêu giải đấu bằng những nghi ngờ thiếu cơ sở. Nửa tá các cầu thủ Ninh Bình tham gia dàn xếp tỉ số ở sân chơi châu Á, nhóm cầu thủ Đồng Nai dàn xếp luôn trong giải đấu là những thứ mà người hâm mộ "chào thua" V-League.
Không khó để tìm ra kèo cột của các trận đấu tại V-League, và đương nhiên cũng rất dễ dàng để "đánh" một kèo nào đó nếu cảm thấy "thơm" hay "ngon ăn" thông qua hệ thống cá độ dày đặc trên internet. Đại diện Interpol từng công bố, có 79 nhà cái thế giới đưa V-League lên sàn cá cược.
Bởi dễ thế, nên không ngạc nhiên khi mà sau mỗi kỳ EURO, World Cup ở tận đâu đâu V-League bỗng dưng hấp dẫn khi các trận đấu liên tục "đổ tài". Và người ta đưa ra lý giải đầy nghi vấn: Nhiều cầu thủ đang gỡ sau một giải đấu lớn thua bạc mặt.
V-League chào thua nhà cái, còn giờ nhà cái chào thua luôn...cầu thủ - những người nắm cuộc chơi trong tay. Cầu thủ tự đứng ra làm độ (như cách các cầu thủ Đồng Nai làm) và dàn xếp tỉ số để "cắn xé" ngược lại nhà cái.
Cứ như thế, vòng xoáy của những con bạc - nhà cái bào mòn V-League buộc nhiều công ty cá độ phải nhảy xuống giải...hạng Nhất, hoặc giải trẻ cho dễ kiếm ăn.
Để rồi các giải đấu của Việt Nam, dù được soi kỹ, dù mời cả công ty giám sát từ nước ngoài về thật, nhưng khi nào vắng câu chuyện bán - làm độ kể cả khi cả chục cầu thủ đã rơi vào vòng lao lý từ những cú enter bạc tỷ như đã từng đề cập.
Đến gõ cửa đội tuyển
Phải thẳng thắn rằng, 12 năm kể từ SEA Games ở Bacolod (Phillipines), bóng đá Việt Nam chưa phải nhận thêm cú sốc nào lớn tương tự về câu chuyện bán - làm độ ở cấp độ đội tuyển.
Nhưng, chẳng ai chắc chắn được rằng vết xe đổ mà nhiều cầu thủ tài năng của U23 Việt Nam năm đó không lặp lại. Cứ nhìn cách các cầu thủ Đồng Nai nối chân đồng nghiệp từ Ninh Bình xộ khám rất nhanh là thấy.
Tuy nhiên, những nghi ngờ, hoài nghi về một giải đấu hoặc một cá nhân, nhóm cầu thủ nào đó thao túng kết quả của đội tuyển là vẫn còn. Thậm chí rất nhiều.
Không ai có thể quên, cảnh các cầu thủ U23 Việt Nam năm 2009 cúi đầu rời Vientiane (Lào) sau trận chung kết SEA Games với người Mã cùng rất nhiều hoài nghi.
Đương nhiên, phải tất cả những con người trên sân năm đó chơi tồi, nhưng có một chi tiết phải nhắc lại rằng: Trong đội hình chính của HLV Calisto năm đó giờ có ít nhất 2 cái tên đã "dính chàm" là tiền đạo Mạnh Dũng (Ninh Bình), và trung vệ Long Giang (Đồng Nai).
Trong khi đó, thủ thành Tấn Trường rất hay bị đặt nghi ngờ vì mắc nhiều sai lầm ngớ ngẩn ở CLB, ĐTQG sau này. Và, trong trận chung kết với Malaysia năm 2009 ấy, thủ thành người Đồng Tháp cũng có lỗi không nhỏ.
Cũng là đội tuyển U23 của 2 năm sau đó, kết quả nhiều trận đấu đã được đặt nghi vấn, thậm chí nhiều thẻ đỏ - thẻ vàng ngớ ngẩn, không đáng có cũng rơi vào tầm ngắm.
Ở cấp ĐTQG, tuy không rộ lên quá nhiều nhưng cũng chẳng ít những trận đấu thất thường đã đến mà kết quả đôi khi nhà cái luôn có lợi điển hình như trận bán kết AFF cup 2016 trước Malaysia là ví dụ.
Chưa xảy ra sự vụ nào như "án điểm" Bacolod, nhưng rõ ràng những nghi vấn về kết quả của đội tuyển là không ít. Và khi vòi bạch tuộc cá độ đã len lỏi khắp ngóc ngách bóng đá Việt thì chẳng có thể nói trước được điều gì ngoại trừ...hy vọng.
Hy vọng các cầu thủ tự biết giữ mình, tự cảm thấy yêu và tôn trọng nghề nghiệp để không đi vào con đường được coi như cụt ấy. Chỉ hy vọng vậy thôi.
Tác giả bài viết: Tuệ Anh
Nguồn tin: