Thông tin được chú ý nhất tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được tổ chức vào ngày 15/9 vừa qua là phát biểu của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) về việc tập đoàn này có thể bán 20.000 ha cao su tại Lào.
Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 của HAGL cho thấy, nợ phải trả của tập đoàn lên tới 32.995 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 26.683 tỷ đồng. Xét về cơ cấu nợ vay thì có 12.343 tỷ đồng là vay ngắn hạn sẽ đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày 30/6/2016, và 14.340 tỷ đồng vay dài hạn.
Chia sẻ với cổ đông, bầu Đức cho biết hiện HAG vẫn đang chờ Chính phủ quyết định phương án cơ cấu nợ. Trong trường hợp không được cứu thì HAG sẽ bán 20.000 ha cao su. Hiện đã có một số đối tác lớn từ Trung Quốc đang muốn mua với giá 8.000 tỷ đồng.
Khó khả thi nếu tính bài toán kinh doanh
Tính đến cuối tháng 6/2016, HAGL có gần 13.000 tỷ đồng là chi phí đầu tư vào cao su và cọ dầu. Trong đó đã trồng được 38.428 ha cao su và 28.000 ha cọ dầu tại Lào và Campuchia.
Tập đoàn hiện đang vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, toàn bộ diện tích cao su sẽ được khai thác mủ.
Diện tích 20.000 ha cao su mà công ty của bầu Đức có ý định bán nằm tại tỉnh Attapeu, Lào. Từ vị trí này có thể nhìn sang tỉnh Kon Tum của Việt Nam, cũng là vị trí của ngã ba ông Dương giữa Việt Nam – Lào – Campuchia. Vì vậy thông tin này lập tức tạo ra những ý kiến trái chiều do có ý kiến lo ngại vấn đề nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng.
Câu hỏi đặt ra là nếu HAGL có ý định bán thật sự thì xét về phương diện kinh doanh có khả thi hay không.
Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 của HAGL cho thấy, nợ phải trả của tập đoàn lên tới 32.995 tỷ đồng, trong đó nợ vay là 26.683 tỷ đồng. Xét về cơ cấu nợ vay thì có 12.343 tỷ đồng là vay ngắn hạn sẽ đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày 30/6/2016, và 14.340 tỷ đồng vay dài hạn.
Chia sẻ với cổ đông, bầu Đức cho biết hiện HAG vẫn đang chờ Chính phủ quyết định phương án cơ cấu nợ. Trong trường hợp không được cứu thì HAG sẽ bán 20.000 ha cao su. Hiện đã có một số đối tác lớn từ Trung Quốc đang muốn mua với giá 8.000 tỷ đồng.
Khó khả thi nếu tính bài toán kinh doanh
Tính đến cuối tháng 6/2016, HAGL có gần 13.000 tỷ đồng là chi phí đầu tư vào cao su và cọ dầu. Trong đó đã trồng được 38.428 ha cao su và 28.000 ha cọ dầu tại Lào và Campuchia.
Tập đoàn hiện đang vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, toàn bộ diện tích cao su sẽ được khai thác mủ.
Diện tích 20.000 ha cao su mà công ty của bầu Đức có ý định bán nằm tại tỉnh Attapeu, Lào. Từ vị trí này có thể nhìn sang tỉnh Kon Tum của Việt Nam, cũng là vị trí của ngã ba ông Dương giữa Việt Nam – Lào – Campuchia. Vì vậy thông tin này lập tức tạo ra những ý kiến trái chiều do có ý kiến lo ngại vấn đề nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng.
Câu hỏi đặt ra là nếu HAGL có ý định bán thật sự thì xét về phương diện kinh doanh có khả thi hay không.
Hầu hết các tài sản có giá trị đã được HAGL thế chấp ngân hàng. Ảnh minh họa.
Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu từ cao su của HAGL chỉ là 15 tỷ đồng trong khi chi phí lên tới 19 tỷ đồng, kinh doanh dưới giá vốn. Hiện HAGL hầu như không khai thác cao su dù hàng ngàn héc ta đã có thể cạo mủ vì khai thác là lỗ.
Trên thị trường thế giới, giá cao su giao kỳ hạn tháng 10/2016 có giá khoảng 1.650 USD/tấn. Trong khi đó, HAGL đầu tư vào cao su từ năm 2011 – 2012, lúc này giá cao su đang cao chót vót ở mức 4.000 – 5.000 USD/tấn, tương ứng với gấp 4 lần giá hiện nay.
Thời điểm đó, HAGL và các ngân hàng chủ nợ cho tập đoàn này vay vốn không nghĩ là các khoản đầu tư vào cao su của mình lại có thể lỗ khi giá thành sản xuất chỉ khoảng 1.200-1.300 USD/tấn mủ cao su đã chế biến.
Nguyên nhân sâu xa việc giá cao su giảm có phần đến từ giá dầu thô duy trì ở mức thấp từ năm 2014 trở lại đây. Bởi 50% cao su trên thế giới là cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ nên giá dầu xuống thấp kéo theo giá cao su nhân tạo cũng xuống theo, từ đó, không thể hy vọng cao su thiên nhiên có thể tăng giá. Hiện tại giá dầu thô đã tăng so với đầu năm nhưng cũng chỉ quanh ngưỡng 45 - 50 USD/thùng.
Việc giá cao su không những rớt giá thảm hại mà còn đứng ở vùng đáy lâu đến vậy nằm ngoài mọi dự tính của HAGL.
Trong điều kiện hiện nay, liệu có đối tác nào sẵn sàng bỏ ra một lượng lớn tiền lên tới 8.000 tỷ đồng vào 20.000 ha cao su của bầu Đức. Việc đầu tư cây cao su, vốn là cây công nghiệp đòi hỏi dài hơi, chu kỳ biến động giá cũng dài hơn, có thể kéo dài từ 5 – 10 năm.
Chưa kể việc bán rừng cao su sẽ vấp phải các thủ tục xin phép từ 2 Chính phủ Việt Nam và Lào như HAGL đã công bố, vậy thủ tục này sẽ mất khá nhiều thời gian để các bên liên quan có thể hoàn tất giao dịch.
Việc bình thường hay lựa chọn khó khăn
Tuy nhiên, nhà đầu tư phân tích, việc bán dự án bên Lào cho đối tác nước ngoài sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. "Làm sao giữ được hết các dự án ở biên giới. Ngay cả trong nước, ta cũng đang cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đấy thôi", nhà đầu tư này nói.
Một nhà đầu tư khác cho rằng HAGL là doanh nghiệp cổ phần, không có vốn đầu tư của Nhà nước, vì vậy khi tập đoàn này kinh doanh thua lỗ, việc bán tài sản để trả nợ là bình thường như các doanh nghiệp khác.
Thế nhưng, tâm lý nhà đầu tư không đơn giản như vậy. Ngay trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 15/9, cổ phiếu HAG và HNG của Hoàng Anh Gia Lai đã tăng mạnh khi có tin bầu Đức từ chối bán vì không muốn dự án về nhà đầu tư nước ngoài. Hết Đại hội cổ đông, với việc công khai ý định bán dự án cho đối tác Trung Quốc, tại phiên giao dịch ngày 16/9, cổ phiếu HAG và HNG nhanh chóng giảm sàn.
Tác giả bài viết: Phương Diệp
Nguồn tin: