Có mặt ở Hội nghị tổng kết 5 năm tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc giai đoạn 2011-2015 ngày 21/9 tổ chức ở Lào Cai, Giàng Mý Páo (30 tuổi) xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang kể: Xưa nhà mình nghèo lắm. Lấy vợ năm 2008, hai vợ chồng túng thiếu về mọi mặt, lo chạy ăn từng bữa, không có gì làm.
Thế là năm 2008 vợ chồng anh Páo vay 10 triệu của Ngân hàng Chính sách xã hội. “Năm 2011 con bò ấy đẻ được 2 con bò con, là được 3 con. Mình bán 1 con trả nợ. Năm 2012 mình vay thêm 15 triệu mua 2 con nữa. Bò mẹ đẻ bò con, hiện tại nhà mình có 6 con bò. Hai vợ chồng sung sướng thay nhau cắt cỏ bò ăn, thu dọn phân bò để bón cho lúa, cho ngô”, anh Páo hồ hởi.
Chưa hết, vợ chồng anh Páo lại bán hàng tạp hóa, đồ điện. Nay vừa nuôi 6 con bò vừa bán tạp hóa, thu nhập 10 triệu đồng/tháng.
Anh Páo khoe: Cuối năm rồi mình bán 2 con bò được 56 triệu, cộng với tiền bán tạp hóa, mua đươc một chiếc xe 373 triệu đồng, cả bọc yên là hết gần 390 triệu.
“Mua xe chạy để chở vật liệu cho bà con. Cả xã có 3 chiếc ô tô thôi, chiếc của mình là cái thứ 3 đấy”, anh Páo hồ hởi và nói vừa vay tiếp 50 triệu để có vốn kinh doanh.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, những câu chuyện vượt khó như của anh Giàng My Páo đang ngày càng nhiều lên. Tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội đã giúp nhiều đồng bào dân tộc thoát nghèo, vượt khó.
Báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội cho thấy, từ năm 2011 đến nay, đã cho trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, trong đó, có trên 1,5 triệu hộ là đồng bào dân tộc được vay vốn; với doanh số cho vay đạt 44.917 tỷ đồng.
Đến ngày 31/8/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 32.194 tỷ đồng, hiện có trên 1,2 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của vùng Tây Bắc là 12,6%, cao hơn bình quân chung toàn quốc là 2,8%; Tỷ lệ nợ quá hạn của vùng chỉ chiếm 0,25% trên tổng dư nợ, thấp hơn bình quân chung của toàn hệ thống.
Vốn tín dụng chính sách thực hiện tại vùng trong giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần giúp trên 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114 nghìn lao động…
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: Không có một nước nào trên thế giới có một ngân hàng có xấp xỉ 7 tỷ USD để cho người nghèo vay.
Nhắc lại thời còn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình nói: Thời gian tôi làm thống đốc, ngân hàng nào có thể thiếu vốn chứ ngân hàng chính sách phải đủ vốn để lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách. “Thiếu đâu thì thiếu, không bao giờ được thiếu cho người nghèo”, ông Bình khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng chỉ ra thực trạng có tới 70 văn bản có nội dung chính sách về người nghèo, gây trùng lặp chồng chéo. Chính sách nhiều đến mức ông Bình cũng phải thốt lên: Tôi làm trưởng ban cũng không nhớ nổi 70 văn bản này, cần loại bỏ bớt chính sách không còn phù hợp, chính sách trùng lắp thì hợp lại cho đơn giản.
“Tôi không cần nhiều chính sách mới, chính sách đã có thực hiện hết, hiệu quả đã là bước tiến mạnh mẽ rồi”, ông Bình nói và lưu ý Tây Bắc phải gắn xóa đói giảm nghèo với hoạt động sinh kế khác.
“Có những vùng đưa tiền mà bà con không dám vay. Để giúp bà con, không chỉ bằng tiền mà hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh có một ý nghĩa rất quan trọng. Chủ trương là không cho con cá, mà cho cái cần để bà con câu cá và dạy bà con cách câu được cá”, ông Nguyễn Văn Bình phát biểu.
Thế là năm 2008 vợ chồng anh Páo vay 10 triệu của Ngân hàng Chính sách xã hội. “Năm 2011 con bò ấy đẻ được 2 con bò con, là được 3 con. Mình bán 1 con trả nợ. Năm 2012 mình vay thêm 15 triệu mua 2 con nữa. Bò mẹ đẻ bò con, hiện tại nhà mình có 6 con bò. Hai vợ chồng sung sướng thay nhau cắt cỏ bò ăn, thu dọn phân bò để bón cho lúa, cho ngô”, anh Páo hồ hởi.
Chưa hết, vợ chồng anh Páo lại bán hàng tạp hóa, đồ điện. Nay vừa nuôi 6 con bò vừa bán tạp hóa, thu nhập 10 triệu đồng/tháng.
Anh Giàng Mý Páo (30 tuổi) xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Anh Páo khoe: Cuối năm rồi mình bán 2 con bò được 56 triệu, cộng với tiền bán tạp hóa, mua đươc một chiếc xe 373 triệu đồng, cả bọc yên là hết gần 390 triệu.
“Mua xe chạy để chở vật liệu cho bà con. Cả xã có 3 chiếc ô tô thôi, chiếc của mình là cái thứ 3 đấy”, anh Páo hồ hởi và nói vừa vay tiếp 50 triệu để có vốn kinh doanh.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, những câu chuyện vượt khó như của anh Giàng My Páo đang ngày càng nhiều lên. Tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội đã giúp nhiều đồng bào dân tộc thoát nghèo, vượt khó.
“Chủ trương là không cho con cá, mà cho cái cần để bà con câu cá và dạy bà con cách câu được cá”, ông Nguyễn Văn Bình phát biểu.
Báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội cho thấy, từ năm 2011 đến nay, đã cho trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, trong đó, có trên 1,5 triệu hộ là đồng bào dân tộc được vay vốn; với doanh số cho vay đạt 44.917 tỷ đồng.
Đến ngày 31/8/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 32.194 tỷ đồng, hiện có trên 1,2 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của vùng Tây Bắc là 12,6%, cao hơn bình quân chung toàn quốc là 2,8%; Tỷ lệ nợ quá hạn của vùng chỉ chiếm 0,25% trên tổng dư nợ, thấp hơn bình quân chung của toàn hệ thống.
Vốn tín dụng chính sách thực hiện tại vùng trong giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần giúp trên 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114 nghìn lao động…
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: Không có một nước nào trên thế giới có một ngân hàng có xấp xỉ 7 tỷ USD để cho người nghèo vay.
Nhắc lại thời còn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình nói: Thời gian tôi làm thống đốc, ngân hàng nào có thể thiếu vốn chứ ngân hàng chính sách phải đủ vốn để lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách. “Thiếu đâu thì thiếu, không bao giờ được thiếu cho người nghèo”, ông Bình khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng chỉ ra thực trạng có tới 70 văn bản có nội dung chính sách về người nghèo, gây trùng lặp chồng chéo. Chính sách nhiều đến mức ông Bình cũng phải thốt lên: Tôi làm trưởng ban cũng không nhớ nổi 70 văn bản này, cần loại bỏ bớt chính sách không còn phù hợp, chính sách trùng lắp thì hợp lại cho đơn giản.
“Tôi không cần nhiều chính sách mới, chính sách đã có thực hiện hết, hiệu quả đã là bước tiến mạnh mẽ rồi”, ông Bình nói và lưu ý Tây Bắc phải gắn xóa đói giảm nghèo với hoạt động sinh kế khác.
“Có những vùng đưa tiền mà bà con không dám vay. Để giúp bà con, không chỉ bằng tiền mà hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh có một ý nghĩa rất quan trọng. Chủ trương là không cho con cá, mà cho cái cần để bà con câu cá và dạy bà con cách câu được cá”, ông Nguyễn Văn Bình phát biểu.
Tác giả bài viết: Hà Duy