Theo đó, tại Điểm l Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/NĐ-CP quy định mức xử phạt dành cho người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Ngoài ra, Nghị định này còn quy định mức phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô.
Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Nghị định 46/NĐ-CP cũng quy định mức phạt từ 7.000.000-8.000.000 đồng áp dụng với người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở khách) mà tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng mức phạt.
Ngoài ra, Nghị định quy định mức phạt 2.000.000-3.000.000 đồng với cá nhân, phạt 4.000.000-6.000.000 đồng với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải khi sử dụng xe taxi chở khách không có hộp đèn taxi hoặc có nhưng không có tác dụng, không gắn cố định trên nóc xe; không lắp đồng hồ tính cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn được kết nối với đồng hồ tính tiền cước.
Tác giả bài viết: Nguyễn Anh
Nguồn tin: