Tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời ông Wu Chunfeng, Chủ tịch Viện nghiên cứu hệ thống Công nghệ vi điện tử và Khoa học không gian Thành Đô cho biết thông tin trên.
Vệ tinh chiếu sáng này được thiết kế để bổ sung cho mặt trăng thật vào ban đêm. Theo ông Wu, "mặt trăng giả" sáng gấp 8 lần mặt trăng thật, đủ sáng để thay thế đèn đường. Vệ tinh này có khả năng soi sáng một khu vực có đường kính 10-80km.
Trung Quốc định phóng 'mặt trăng giả' lên trời |
Ý tưởng về "mặt trăng giả" xuất phát từ một họa sĩ Pháp, người tưởng tượng ra việc treo một chiếc vòng bằng gương ở bên ngoài trái đất để làm cho ánh nắng phản chiếu, khiến đường phố Paris ngập nắng suốt cả năm.
Việc thử nghiệm vệ tinh chiếu sáng đã được bắt đầu nhiều năm trước đây và hiện giờ công nghệ này đã tới thời điểm chín muồi, ông Wu nói.
Một số người bày tỏ lo ngại ánh sáng phản chiếu từ vũ trụ có thể tác động xấu tới nhịp sống thường nhật của một số loài vật nhất định và tới quan sát thiên văn. Tuy nhiên, ông Kang Weimin - Giám dốc Viện Quang học, trường Không gian, Viện Công nghệ Harbin giải thích, ánh sáng từ vệ tinh trên rất dịu nên không gây ảnh hưởng tới cuộc sống của loài vật.
Tác giả: Hoài Linh
Nguồn tin: Báo VietNamNet