Đẹp

Trị nám da cực nhanh với vỏ măng cụt

Vỏ măng cụt có tác dụng điều trị nám da cực nhanh mà không phải ai cũng biết.

Thành phần có giá trị dược lý của măng cụt là một nhóm hợp chất có tên xanthone. Chất này thuộc nhóm chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật. Có khoảng 40 xanthone được nhận dạng trong măng cụt, nhiều nhất ở vỏ. Điều này giúp măng cụt là loại trái cây chứa nhiều xanthone nhất. Nhờ đặc tính đó mà măng cụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người: giúp hỗ trợ và phòng ngừa ung thư, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt măng cụt có tác dụng kiểm soát trọng lượng cơ thể rất tốt.

Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthone, măng cụt giúp giảm cholesterol, điều hòa huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthone trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân.

Ngoài ra, vỏ măng cụt còn chứa từ 7 - 13% tanin, nhựa và chất đắng cũng rất tốt cho người bị nám da.

Trị nám với vỏ măng cụt

Vỏ măng cụt có tác dụng trị nám hiệu quả.


Nguyên liệu: Măng cụt, nước chanh, mật ong

Cách làm: Để thực hiện cách trị nám da bằng măng cụt, các bạn hãy xay nhuyễn vỏ măng cụt chín. Sau đó trộn với nước chanh tươi và mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt đắp mặt. Các bạn để mặt nạ trị nám da này trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt sạch với nước.

Một số tác dụng làm đẹp khác của vỏ măng cụt

Trà từ vỏ măng cụt: Vỏ măng cụt xắt nhỏ, mang phơi khô. Mỗi lần dùng cho một nắm nhỏ vào nấu sôi với nước trong 5 phút. Trà này vừa chống tiêu chảy vừa có tác dụng chống lão hóa, đẹp da.

Mặt nạ vỏ măng cụt chống mụn: Phơi khô vỏ măng cụt, nghiền một vỏ khô thành bột rồi trộn đều với 4 thìa súp dầu ô-liu, thoa hỗn hợp lên mặt, đểtừ 30–60 phút, rửa sạch. Thực hiện 1 lần/tuần.

Nước ép vỏ măng cụt: Lấy phần thịt vỏ của một quả măng cụt xay nhuyễn với mật ong và 200ml nước, lọc bớt xác và uống. Để tăng vị thơm ngon, bạn có thể cho thêm sữa đặc, bột ca cao, đường và đá vào. Vỏ măng cụt chứa nhiều tannin nên có vị đắng chát.

Tác giả bài viết: Vân Anh (TH)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP