Một ngày giá rét cuối tháng Chạp, PV đã tìm về trại gà Đông Tảo (còn gọi là gà tiến Vua) của lão nông Nguyễn Đức Minh (50 tuổi), tại thôn Bình Yên, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh).
Từ kiến thức thực tế học được, sau khi về quê, 'lão nông’ đã mạnh dạn vay mượn gần 1 tỷ đồng thuê đất, đầu tư chuồng trại để nuôi 1.000 con gà Đông Tảo lứa đầu tay. Vào dịp tết năm đó, gia đình ông Minh cũng thu lãi hàng trăm triệu đồng từ việc bán gà phục vụ thị trường.
Tết Nguyên Đán là dịp tiêu thụ thực phẩm, nhất là thịt gà. Đặc biệt, năm 2017 lại là năm Đinh Dậu nên khách hàng càng ưu tiên lựa chọn gà để làm thực phẩm trong mâm cỗ và quà biếu. Nhiều người chọn gà Đông Tảo để làm quà biểu vì giống gà này đẹp mã, hình thù lạ mắt và thịt lại thơm ngon hơn giống gà thường.
Ông Nguyễn Đức Minh bên đàn gà Đông Tảo của gia đình.
Ông Minh tâm sự, đầu năm 2014, trong một lần xem truyền hình, ông biết đến mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo cho giá trị kinh tế cao. Ông đã khăn gói lặn lội ra tận vùng đất Đông Tảo, thuộc huyện huyện Khoái Châu (Hưng Yên) để học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu về kỹ thuật nuôi giống gà này.Từ kiến thức thực tế học được, sau khi về quê, 'lão nông’ đã mạnh dạn vay mượn gần 1 tỷ đồng thuê đất, đầu tư chuồng trại để nuôi 1.000 con gà Đông Tảo lứa đầu tay. Vào dịp tết năm đó, gia đình ông Minh cũng thu lãi hàng trăm triệu đồng từ việc bán gà phục vụ thị trường.
Những chú gà Đông Tảo đang được nuôi tại trang trại của ông Minh.
Sau mấy vụ nuôi thả, giống gà Đông Tảo cho thu nhập đáng kể, nhất là vào vụ tết, nên gia đình ông Minh quyết tâm duy trì và phát triển giống gà này. Trước dịp Tết Nguyên Đán năm nay, ông Minh đã đầu tư hơn 1.000 con giống. Sau gần 1 năm chăm sóc, trọng lượng đàn gà đã đạt trung bình từ 4 - 6kg.Tết Nguyên Đán là dịp tiêu thụ thực phẩm, nhất là thịt gà. Đặc biệt, năm 2017 lại là năm Đinh Dậu nên khách hàng càng ưu tiên lựa chọn gà để làm thực phẩm trong mâm cỗ và quà biếu. Nhiều người chọn gà Đông Tảo để làm quà biểu vì giống gà này đẹp mã, hình thù lạ mắt và thịt lại thơm ngon hơn giống gà thường.
Đôi chân to, vẩy nến là một điểm khác biệt cơ bản giữa gà Đông Tảo với các loại gà khác.
"Thông thường, gà Đông Tảo từ lúc mới nở tới khi trưởng thành mất khoảng 8 tháng đến hơn 1 năm. Mỗi con gà lúc này có thể đạt cân nặng cao nhất lên tới hơn 6kg, bình thường cũng phải 3 - 5kg. Hiện nay, giá bán trung bình của gà Đông Tảo trên thị trường dao động 300.000 - 400.000 đồng/kg. Còn với những con có hình dáng đẹp, đạt trọng lượng tối đa, được bán với giá 2 - 3 triệu đồng/con; có con được bán với giá lên đến 5 - 6 triệu đồng. Cũng vì đắt, nên gia đình tôi hiếm khi dám tự giết gà để ăn thịt”, ông Minh chia sẻ.Ngoài đôi chân thì phần đầu của gà Đông Tảo cũng có mào khác với gà thường.
Ông Trần Huy Oánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho biết, mô hình nuôi gà Đông Tảo của gia đình ông Nguyễn Đức Minh là một trong những mô hình tiêu biểu của phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, chúng tôi đang dự định đầu tư thêm kinh phí, tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, nhân giống ra nhiều địa phương khác. Gà Đông Tảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Gà Đông Tảo thường được dùng để cúng tế, hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam, hiện đang được bảo tồn nguồn gen. |
Tác giả bài viết: Xuân Chinh - Văn Trường
Nguồn tin: Báo Người Đưa Tin
Nguồn tin: Báo Người Đưa Tin