Giá lợn hơi đang nhích lên 35.000-38.000 đồng một kg hơi, tăng nhẹ so với mức thấp kỷ lục trước Tết là 24.000-26.000 đồng một kg, song nhiều hộ dân vẫn than lỗ. Ngược lại, không ít hộ gia đình nuôi lợn đen vẫn thu lời cao, được thương lái săn đón.
Gia đình ông Toán (Tiên Lãng, Hải Phòng) thường nuôi gối đàn lợn đen khoảng chục con. Mỗi năm ông xuất chuồng 4 lứa lợn đen, đem lại nguồn thu khoảng 100 triệu đồng.
Mỗi lứa xuất chuồng, chỉ cần gọi điện là thương lái trên thành phố sẽ về bắt trọn. Giá bán khoảng 80.000-90.000 đồng mỗi kg thịt, thu lãi triệu đồng một con. Dịp trước Tết, thương lái phải cọc tiền trước để giữ đàn lợn.
Lý giải độ "hot" của loại gia súc này, ông Toán cho biết lợn đen được gia đình ông nuôi dân dã, thường tận thu các nguyên liệu sẵn có để làm thức ăn cho chúng như rau cám, thân chuối, bã rượu, bã đậu, đỗ tương, khoai lang, khoai tây loại nhỏ... Lợn không ăn tăng trọng, chất tạo nạc và kháng sinh, chăn thả trên bãi đất rộng. Do đó, chất lượng thịt rất ngon, được khách hàng ưa chuộng.
Lợn đen Hà Giang cũng là mặt hàng được chị Hoàng Ngọc (chung cư Tân Tây Đô, Đan Phượng, Hà Nội), một thương lái thành phố chuyên săn tìm. Thịt lợn đen đắt và nhiều mỡ, nhưng thơm ngon và an toàn. Thịt lợn nuôi tăng trọng xào lên thường bõng nước, mùi hôi. Trong khi lợn đen xào săn chắc, mùi thơm hấp dẫn, mỡ cho trẻ ăn dặm rất tốt. Khách ăn một lần đều khen ngon, đặt mua đều đặn hàng tuần.
Chị Ngọc cho biết, phải vào tận bản làng vùng cao ở thôn Tiến Yên, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, Hà Giang để đặt mua từ khi lợn còn nhỏ. Tại đây, lợn đen được bà con nông dân nuôi thả tự nhiên nên lanh lợi, khỏe mạnh. Lợn đen vùng cao xẻ thịt ra thớ rắn chắc, màu đỏ tươi, khi chế biến bì dày, nạc dai, mỡ không ngán, không hôi.
Giá lợn đen khá đắt, khoảng 80.000 đồng mỗi kg thịt hơi, gấp 3 lần lợn thường. Chị bán lẻ 130.000-170.000 mỗi kg tùy loại thịt thành phẩm, hoặc qua tay 100.000 đồng mỗi kg cho khách mua cả con. Tuy nhiên, tiền vận chuyển từ thôn bản lên Hà Nội khá cao, tới 700.000 đồng. Trung bình, mỗi con lợn cắp nách tầm 20-25kg lãi được khoảng 400.000 đồng.
Lợn đen Bắc Hà cũng nổi tiếng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bắc Hà vốn là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Lào Cai, song vài năm trở lại đây, diện mạo kinh tế địa phương dần khởi sắc nhờ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, trang trại chăn nuôi lợn đen kiểu mới của Công ty TNHH Anh Nguyên tại xã Tà Chải là một trong những mô hình tiêu biểu.
Khác với lối chăn nuôi tự phát truyền thống, trang trại nuôi lợn đen theo mô hình khép kín nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào lẫn đầu ra. Ở khâu chọn con giống, trang trại tự lai tạo theo phương pháp riêng bằng cách kết hợp lợn nái Móng Cái với lợn đực thuần chủng Bắc Hà, cho ra giống mới có tỷ lệ thịt và mỡ đồng đều.
Chuồng trại được phân thành nhiều ô riêng biệt, mật độ lợn 7 con một chuồng để chúng có đủ không gian vận động và phát triển khỏe mạnh. Toàn bộ sàn được rải "lớp đệm" sinh học từ mùn cưa và trấu, giúp sản sinh nhiệt lượng giữ ấm, phòng trừ bệnh (cảm cúm, lở mồm long móng...), giữ chuồng trại khô thoáng, không có mùi hôi.
Trang trại còn tự sản xuất nguồn thức ăn sạch cho đàn lợn bằng nguồn nông sản tự nhiên, không sử dụng cám công nghiệp, chất tạo nạc hay tăng trọng. Lợn đen Bắc Hà xuất chuồng nặng khoảng 90kg mỗi con, chất lượng thịt thơm ngon, được tiêu thụ khắp Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn La...
Ngoài Bắc Hà, lợn đen cũng được gây giống và nuôi theo mô hình an toàn vệ sinh tại nhiều huyện khác như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Văn Bàn, Mường Khương. Giống lợn này cho thành phẩm thịt chắc, thơm ngon, đậm đà, là đặc sản nổi tiếng của Lào Cai.
Mô hình nuôi lợn đen bản địa tại Lào Cai
XEM CLIP:
Ngoài lợn đen, thì lợn sạch dân dã, lợn nuôi theo công nghệ vi sinh... cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tại Vĩnh Phúc, trang trại của Công ty Phát Đạt hiện là cơ sở nuôi và sản xuất thịt lợn sạch đạt chuẩn VietGAP lớn nhất nơi đây. Thức ăn cho lợn gồm các nông sản địa phương như ngô, đậu tương, cám gạo... và bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Ngày xuất chuồng, lợn được đưa tới khu chuyên biệt để vệ sinh sạch sẽ và giết mổ. Cuối cùng, xe chuyên dụng sẽ đưa thịt tới 2 cửa hàng của công ty trên đường Ngô Quyền (TP Vĩnh Yên) và Trường Chinh (thị xã Phúc Yên) để tiêu thụ trực tiếp. Lợn Phát Đạt đắt khách, bán được giá cao, mà không cần qua thương lái.
"Những ngày cận Tết, 2 cửa hàng luôn tấp nập người qua lại, nhiều khi chỉ bán buổi sáng là hết hàng. Công ty phải bổ sung lượng thịt gấp 2-3 lần ngày thường để đảm bảo nhu cầu của người dân", một nhân viên cho biết.
Trang trại nuôi, sản xuất thịt lợn sạch lớn nhất Vĩnh Phúc
XEM CLIP:
Gia đình ông Toán (Tiên Lãng, Hải Phòng) thường nuôi gối đàn lợn đen khoảng chục con. Mỗi năm ông xuất chuồng 4 lứa lợn đen, đem lại nguồn thu khoảng 100 triệu đồng.
Mỗi lứa xuất chuồng, chỉ cần gọi điện là thương lái trên thành phố sẽ về bắt trọn. Giá bán khoảng 80.000-90.000 đồng mỗi kg thịt, thu lãi triệu đồng một con. Dịp trước Tết, thương lái phải cọc tiền trước để giữ đàn lợn.
Lý giải độ "hot" của loại gia súc này, ông Toán cho biết lợn đen được gia đình ông nuôi dân dã, thường tận thu các nguyên liệu sẵn có để làm thức ăn cho chúng như rau cám, thân chuối, bã rượu, bã đậu, đỗ tương, khoai lang, khoai tây loại nhỏ... Lợn không ăn tăng trọng, chất tạo nạc và kháng sinh, chăn thả trên bãi đất rộng. Do đó, chất lượng thịt rất ngon, được khách hàng ưa chuộng.
Lợn đen Hà Giang cũng là mặt hàng được chị Hoàng Ngọc (chung cư Tân Tây Đô, Đan Phượng, Hà Nội), một thương lái thành phố chuyên săn tìm. Thịt lợn đen đắt và nhiều mỡ, nhưng thơm ngon và an toàn. Thịt lợn nuôi tăng trọng xào lên thường bõng nước, mùi hôi. Trong khi lợn đen xào săn chắc, mùi thơm hấp dẫn, mỡ cho trẻ ăn dặm rất tốt. Khách ăn một lần đều khen ngon, đặt mua đều đặn hàng tuần.
Chị Ngọc cho biết, phải vào tận bản làng vùng cao ở thôn Tiến Yên, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, Hà Giang để đặt mua từ khi lợn còn nhỏ. Tại đây, lợn đen được bà con nông dân nuôi thả tự nhiên nên lanh lợi, khỏe mạnh. Lợn đen vùng cao xẻ thịt ra thớ rắn chắc, màu đỏ tươi, khi chế biến bì dày, nạc dai, mỡ không ngán, không hôi.
Giá lợn đen khá đắt, khoảng 80.000 đồng mỗi kg thịt hơi, gấp 3 lần lợn thường. Chị bán lẻ 130.000-170.000 mỗi kg tùy loại thịt thành phẩm, hoặc qua tay 100.000 đồng mỗi kg cho khách mua cả con. Tuy nhiên, tiền vận chuyển từ thôn bản lên Hà Nội khá cao, tới 700.000 đồng. Trung bình, mỗi con lợn cắp nách tầm 20-25kg lãi được khoảng 400.000 đồng.
Lợn đen Bắc Hà cũng nổi tiếng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bắc Hà vốn là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Lào Cai, song vài năm trở lại đây, diện mạo kinh tế địa phương dần khởi sắc nhờ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, trang trại chăn nuôi lợn đen kiểu mới của Công ty TNHH Anh Nguyên tại xã Tà Chải là một trong những mô hình tiêu biểu.
Khác với lối chăn nuôi tự phát truyền thống, trang trại nuôi lợn đen theo mô hình khép kín nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào lẫn đầu ra. Ở khâu chọn con giống, trang trại tự lai tạo theo phương pháp riêng bằng cách kết hợp lợn nái Móng Cái với lợn đực thuần chủng Bắc Hà, cho ra giống mới có tỷ lệ thịt và mỡ đồng đều.
Chuồng trại được phân thành nhiều ô riêng biệt, mật độ lợn 7 con một chuồng để chúng có đủ không gian vận động và phát triển khỏe mạnh. Toàn bộ sàn được rải "lớp đệm" sinh học từ mùn cưa và trấu, giúp sản sinh nhiệt lượng giữ ấm, phòng trừ bệnh (cảm cúm, lở mồm long móng...), giữ chuồng trại khô thoáng, không có mùi hôi.
Trang trại còn tự sản xuất nguồn thức ăn sạch cho đàn lợn bằng nguồn nông sản tự nhiên, không sử dụng cám công nghiệp, chất tạo nạc hay tăng trọng. Lợn đen Bắc Hà xuất chuồng nặng khoảng 90kg mỗi con, chất lượng thịt thơm ngon, được tiêu thụ khắp Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn La...
Ngoài Bắc Hà, lợn đen cũng được gây giống và nuôi theo mô hình an toàn vệ sinh tại nhiều huyện khác như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Văn Bàn, Mường Khương. Giống lợn này cho thành phẩm thịt chắc, thơm ngon, đậm đà, là đặc sản nổi tiếng của Lào Cai.
Mô hình nuôi lợn đen bản địa tại Lào Cai
XEM CLIP:
Ngoài lợn đen, thì lợn sạch dân dã, lợn nuôi theo công nghệ vi sinh... cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tại Vĩnh Phúc, trang trại của Công ty Phát Đạt hiện là cơ sở nuôi và sản xuất thịt lợn sạch đạt chuẩn VietGAP lớn nhất nơi đây. Thức ăn cho lợn gồm các nông sản địa phương như ngô, đậu tương, cám gạo... và bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Ngày xuất chuồng, lợn được đưa tới khu chuyên biệt để vệ sinh sạch sẽ và giết mổ. Cuối cùng, xe chuyên dụng sẽ đưa thịt tới 2 cửa hàng của công ty trên đường Ngô Quyền (TP Vĩnh Yên) và Trường Chinh (thị xã Phúc Yên) để tiêu thụ trực tiếp. Lợn Phát Đạt đắt khách, bán được giá cao, mà không cần qua thương lái.
"Những ngày cận Tết, 2 cửa hàng luôn tấp nập người qua lại, nhiều khi chỉ bán buổi sáng là hết hàng. Công ty phải bổ sung lượng thịt gấp 2-3 lần ngày thường để đảm bảo nhu cầu của người dân", một nhân viên cho biết.
Trang trại nuôi, sản xuất thịt lợn sạch lớn nhất Vĩnh Phúc
XEM CLIP:
Tác giả bài viết: An San
Nguồn tin: