Chia sẻ tại hội thảo “Thực phẩm sạch cho ai?” được tổ chức ngày 28/12 tại TP HCM, bà Vũ Kim Hạnh - Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) thừa nhận người nông dân, các hộ cá nhân làm ra sản phẩm sạch đang đứng trước nhiều thách thức, khi sản phẩm làm ra không biết bán cho ai. Trong khi đó, người dân ở đô thị cần thực phẩm sạch thì lại không biết mua ở đâu.
“Điển hình nhất là tại Cần Thơ, cơ quan Nhà nước công bố 6 địa chỉ bán thực phẩm sạch được đặt ở vị trí đắc địa nhưng vì không biết quảng bá, giá lại cao nên cửa hàng vắng hoe”, bà Hạnh nói.
Hay ông Dương Văn Tâm - nông dân xã Bình Ngọc (Phú Yên) cho biết đã rất vất vả làm ra sản phẩm rau VietGAP nhưng lại không ai mua vì giá cao hơn giá hàng chợ nên việc trồng trọt và sản xuất vô cùng khó khăn....
Bên cạnh việc khó tiêu thụ sản phẩm ở thị trường, theo bà Kim Hạnh, nông dân còn gặp khó trong bất cập quản lý nông nghiệp, thị trường tràn lan phân, thuốc giá nhưng nhà quản lý không thừa nhận. Chính vì thế, bà Hạnh đề nghị chính sách cần thay đổi để thích nghi với thị trường và cần được thực thị thay vì chỉ nằm trên giấy.
Vị này đề nghị Bộ Nông nghiệp cần xem xét tổ chức các cuộc đối thoại lắng nghe nông dân nhiều hơn để có hỗ trợ kịp thời. Với quản lý thị trường thuốc trừ sâu, phân bón phải tuyệt đối nghiêm trị hàng giả. Cơ quan xúc tiến cần phối hợp với nhau nghiên cứu và hỗ trợ đầu ra cho nông dân.
Về phía những người làm thực phẩm sạch, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Vinamit cho rằng, ngoài sự hỗ trợ và thúc đẩy của cơ quan Nhà nước thì những cá nhân dấn thân vào làm thực phẩm sạch cũng nên kiên nhẫn, đồng thời phải có lượng vốn xoay vòng đủ lớn. Bởi với vòng quay của sản phẩm dài, nếu nhà đầu tư chịu lỗ trong 6 năm đầu thì họ có thể tiến bước xa hơn, còn nếu dưới 6 năm có thể thất bại hoặc bán sản phẩm với giá “trên trời”.
“Tôi đến với sản phẩm hữu cơ mất tới gần 30 năm nghiên cứu. Năm 1996, tôi phải chi 500.000 USD cho việc không chế vi sinh vật và đến 2010 tôi mất tới 150 tỷ đồng để làm chuyện này. Thành quả có được ngày hôm nay là 80% sản phẩm của tôi được cấp chứng nhận organic theo tiêu chuẩn USDA (Hoa Kỳ) và EU cho cả sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến và được các thị trường nhập khẩu khó tính đón nhận”, ông Viên nói.
Vị này cho biết thêm, đối với nhưng đơn vị có số vốn không nhiều, khi dấn thân làm thực phẩm sạch nên chọn những vùng đất có hệ sinh thái tốt, chịu khó tiết giảm những chi phí không cần thiết để có được sản phẩm có giá ổn định nhất. Có như vậy, người tiêu dùng mới ủng hộ.
Là lãnh đạo đầu ngành, thừa nhận thực trạng thực phẩm kém an toàn tràn lan, trong khi đó, thực phẩm sạch lại khó có đầu ra, ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cho hay đang cùng các cơ quan địa phương phối hợp hỗ trợ người nông dân.
Bộ Nông nghiệp cũng đang phát động phong trào 4 trọng điểm: Chỉ đạo tăng cường thanh kiểm tra xử lý vi phạm, xử lý chất cấm, vật tư đầu vào, thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục xây dựng và phát triển các chuỗi nông sản sạch từ chế biến, tiêu dùng... Cơ quan quản lý cho biết đến nay đã có 444 chuỗi sản phẩm sạch theo quy định được công khai. Đến năm 2018, Nhà nước sẽ hoàn thành luật thủy sản chăn nuôi, trồng trọt, đẩy mạnh kết nối được sản phẩm có chứng nhận với người tiêu dùng...
“Điển hình nhất là tại Cần Thơ, cơ quan Nhà nước công bố 6 địa chỉ bán thực phẩm sạch được đặt ở vị trí đắc địa nhưng vì không biết quảng bá, giá lại cao nên cửa hàng vắng hoe”, bà Hạnh nói.
Làm ra thực phẩm sạch đòi hỏi chi phí đội lên, khiến giá sản phẩm cao gấp 3 lần thông thường.
Một trường hợp khác, sản phẩm sầu riêng RI 6 được anh Nguyễn Minh Hậu áp dụng quy định ngặt nghèo là sau khi cây ra hoa 95 -100 ngày mới được thu hoạch, không phun thuốc một tháng trước đó. Với quy trình này, giá bán sầu riêng phải đắt gấp 3 lần bình thường mới duy trì được sản xuất. Thế nhưng, khi đưa sản phẩm ra miền Bắc, anh chỉ được thương lái trả 20.000 đồng một kg. Còn ở miền Nam thì các siêu thị không mấy mặn mà.Hay ông Dương Văn Tâm - nông dân xã Bình Ngọc (Phú Yên) cho biết đã rất vất vả làm ra sản phẩm rau VietGAP nhưng lại không ai mua vì giá cao hơn giá hàng chợ nên việc trồng trọt và sản xuất vô cùng khó khăn....
Bên cạnh việc khó tiêu thụ sản phẩm ở thị trường, theo bà Kim Hạnh, nông dân còn gặp khó trong bất cập quản lý nông nghiệp, thị trường tràn lan phân, thuốc giá nhưng nhà quản lý không thừa nhận. Chính vì thế, bà Hạnh đề nghị chính sách cần thay đổi để thích nghi với thị trường và cần được thực thị thay vì chỉ nằm trên giấy.
Vị này đề nghị Bộ Nông nghiệp cần xem xét tổ chức các cuộc đối thoại lắng nghe nông dân nhiều hơn để có hỗ trợ kịp thời. Với quản lý thị trường thuốc trừ sâu, phân bón phải tuyệt đối nghiêm trị hàng giả. Cơ quan xúc tiến cần phối hợp với nhau nghiên cứu và hỗ trợ đầu ra cho nông dân.
Về phía những người làm thực phẩm sạch, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Vinamit cho rằng, ngoài sự hỗ trợ và thúc đẩy của cơ quan Nhà nước thì những cá nhân dấn thân vào làm thực phẩm sạch cũng nên kiên nhẫn, đồng thời phải có lượng vốn xoay vòng đủ lớn. Bởi với vòng quay của sản phẩm dài, nếu nhà đầu tư chịu lỗ trong 6 năm đầu thì họ có thể tiến bước xa hơn, còn nếu dưới 6 năm có thể thất bại hoặc bán sản phẩm với giá “trên trời”.
“Tôi đến với sản phẩm hữu cơ mất tới gần 30 năm nghiên cứu. Năm 1996, tôi phải chi 500.000 USD cho việc không chế vi sinh vật và đến 2010 tôi mất tới 150 tỷ đồng để làm chuyện này. Thành quả có được ngày hôm nay là 80% sản phẩm của tôi được cấp chứng nhận organic theo tiêu chuẩn USDA (Hoa Kỳ) và EU cho cả sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến và được các thị trường nhập khẩu khó tính đón nhận”, ông Viên nói.
Vị này cho biết thêm, đối với nhưng đơn vị có số vốn không nhiều, khi dấn thân làm thực phẩm sạch nên chọn những vùng đất có hệ sinh thái tốt, chịu khó tiết giảm những chi phí không cần thiết để có được sản phẩm có giá ổn định nhất. Có như vậy, người tiêu dùng mới ủng hộ.
Là lãnh đạo đầu ngành, thừa nhận thực trạng thực phẩm kém an toàn tràn lan, trong khi đó, thực phẩm sạch lại khó có đầu ra, ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cho hay đang cùng các cơ quan địa phương phối hợp hỗ trợ người nông dân.
Bộ Nông nghiệp cũng đang phát động phong trào 4 trọng điểm: Chỉ đạo tăng cường thanh kiểm tra xử lý vi phạm, xử lý chất cấm, vật tư đầu vào, thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; tiếp tục xây dựng và phát triển các chuỗi nông sản sạch từ chế biến, tiêu dùng... Cơ quan quản lý cho biết đến nay đã có 444 chuỗi sản phẩm sạch theo quy định được công khai. Đến năm 2018, Nhà nước sẽ hoàn thành luật thủy sản chăn nuôi, trồng trọt, đẩy mạnh kết nối được sản phẩm có chứng nhận với người tiêu dùng...
Tác giả bài viết: Hồng Châu
Nguồn tin: