Là một trong những người khởi đầu cho phong trào trồng cam ở Văn Chấn (Yên Bái) và sở hữu gần 2ha cam sành, cam canh với sản lượng cho thu hoạch mỗi năm lên tới hơn 30 tấn, ít ai biết, anh Nguyễn Văn Thống (ở tổ 8, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn) bắt đầu từ tay trắng. Từ chỗ không vốn, không đất sản xuất và không được hướng dẫn kỹ thuật, cuộc sống của anh đã dần thay đổi.
Vốn là bộ đội xuất ngũ, sau khi trở về địa phương, anh Thống làm công nhân trồng chè tại nông trường Trần Phú với thu nhập ít ỏi. Cuộc sống khó khăn kéo dài khiến anh suy nghĩ phải tìm cách chuyển hướng để cải thiện kinh tế. Vườn nhà có hơn 20 gốc cam luôn sai trĩu quả, mọng nước, ngọt thơm. Nhận thấy khí hậu và thổ nhưỡng ở Văn Chấn phù hợp với sự phát triển của cây cam, anh Thống tìm cách phát triển giống cây này.
Thời điểm mới bắt đầu, khó khăn lớn nhất là đất sản xuất. Do trước đó, đất nông trường vốn được sử dụng để trồng chè nên phần đất trống còn lại chỉ còn là đồi dốc. Ít ai dám trồng cam tại các khu vực này. Khó khăn trở thành động lực để anh mạnh dạn thử nghiệm, khai phá vùng đất đồi.
Những luống cam trên vùng đất đồi nông trường Trần Phú đã "trả công" xứng đáng cho người trồng. Cây phát triển tốt, quả có mẫu mã quả đẹp, nhiều nước, ít hạt, mùi thơm ngọt; chất lượng cam tại các cấp đất cũng khá đồng đều. Thu nhập từ mùa cam đầu tiên đã giúp gia đình anh có được một khoản tiền đáng kể để lo sinh hoạt và trả nợ.
Nhận thấy nguồn lợi kinh tế, qua nhiều năm, khi tích lũy được số tiền vốn nhất định, anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam tại các thửa đồi. Nếu ở giai đoạn đầu, vườn của anh chỉ có cam sành thì sau khi mở đất, anh còn đầu tư trồng thêm cam canh và cũng thu được chất lượng quả khá cao. Từ hơn 2ha cam, sau khi trừ toàn bộ chi phí, gia đình anh thu về khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Trước thành công của anh Thống trong việc trồng cam trên đất đồi, bà con trong vùng cũng học làm theo phương pháp của anh và tận dụng gần hết phần đồi dốc Văn Chấn để phát triển giống cây này. Được anh Thống hỗ trợ về giống cũng như tư vấn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, những vườn cam của bà con phát triển khá tốt, cho thu hoạch sản lượng cao, đem lại thu nhập đáng kể so với trồng chè trước đây.
Vốn là bộ đội xuất ngũ, sau khi trở về địa phương, anh Thống làm công nhân trồng chè tại nông trường Trần Phú với thu nhập ít ỏi. Cuộc sống khó khăn kéo dài khiến anh suy nghĩ phải tìm cách chuyển hướng để cải thiện kinh tế. Vườn nhà có hơn 20 gốc cam luôn sai trĩu quả, mọng nước, ngọt thơm. Nhận thấy khí hậu và thổ nhưỡng ở Văn Chấn phù hợp với sự phát triển của cây cam, anh Thống tìm cách phát triển giống cây này.
Thời điểm mới bắt đầu, khó khăn lớn nhất là đất sản xuất. Do trước đó, đất nông trường vốn được sử dụng để trồng chè nên phần đất trống còn lại chỉ còn là đồi dốc. Ít ai dám trồng cam tại các khu vực này. Khó khăn trở thành động lực để anh mạnh dạn thử nghiệm, khai phá vùng đất đồi.
Vườn cam mang lại cho anh Thống thu nhập vài trăm triệu mỗi năm. Ảnh: Bizmedia.
Không có tiền để thuê mướn, anh tự mình đánh đất đồi rồi hạ cấp xuống, khoảng cách mỗi cấp là 3m. Cứ như vậy, sau một thời gian dài, anh đã có được đất để phát triển vườn cam. Đến khi có vườn, có giống nhưng lại không hiểu biết về kỹ thuật, anh quyết định vừa làm vừa tự thăm dò rồi tích lũy kinh nghiệm.
Những luống cam trên vùng đất đồi nông trường Trần Phú đã "trả công" xứng đáng cho người trồng. Cây phát triển tốt, quả có mẫu mã quả đẹp, nhiều nước, ít hạt, mùi thơm ngọt; chất lượng cam tại các cấp đất cũng khá đồng đều. Thu nhập từ mùa cam đầu tiên đã giúp gia đình anh có được một khoản tiền đáng kể để lo sinh hoạt và trả nợ.
Nhận thấy nguồn lợi kinh tế, qua nhiều năm, khi tích lũy được số tiền vốn nhất định, anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam tại các thửa đồi. Nếu ở giai đoạn đầu, vườn của anh chỉ có cam sành thì sau khi mở đất, anh còn đầu tư trồng thêm cam canh và cũng thu được chất lượng quả khá cao. Từ hơn 2ha cam, sau khi trừ toàn bộ chi phí, gia đình anh thu về khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Trước thành công của anh Thống trong việc trồng cam trên đất đồi, bà con trong vùng cũng học làm theo phương pháp của anh và tận dụng gần hết phần đồi dốc Văn Chấn để phát triển giống cây này. Được anh Thống hỗ trợ về giống cũng như tư vấn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, những vườn cam của bà con phát triển khá tốt, cho thu hoạch sản lượng cao, đem lại thu nhập đáng kể so với trồng chè trước đây.
Tác giả bài viết: Phong Vân
Nguồn tin: