Đó là là nhận định của ông Lê Xuân Nga – Tổng giám đốc công ty cổ phần dịch vụ bất động sản Ngôi Sao Toàn Cầu (World Star Land) - tại "Hội nghị tổng kết đánh giá thị trường giao dịch bất động sản 2016, xu hướng 2017 và giao lưu các sàn giao dịch bất động sản" được tổ chức sáng 16/12 tại Hà Nội.
Tại tham luận trình bày trước hội nghị, ông Nga cho rằng môi giới phân khúc bất động sản cao cấp và nghỉ dưỡng đang chiếm số lượng áp đảo trên thị trường do biên độ lợi nhuận của phân khúc này rất hấp dẫn.
Trung bình, nếu bán được một căn hộ hoặc một căn biệt thự trị giá khoảng 10 tỷ đồng, môi giới có thể nhận được hoa hồng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, các dự án bất động sản cao cấp luôn có thông tin phong phú, được đầu tư cho công tác bán hàng, công tác hỗ trợ cho môi giới cũng hơn hẳn các phân khúc khác khiến điều kiện làm việc thuận lợi.
Mặc khác, ông Nga cũng thừa nhận phần nguyên nhân của việc dư thừa môi giới bất động sản cao cấp xuất phát từ nguồn cung của thị trường. Nguồn cung phân khúc cao cấp và nghỉ dưỡng đang chiếm phần lớn. Trong khi đó, cung nhà ở phân khúc trung bình và giá rẻ lại không nhiều.
Tuy nhiên, các đánh giá về tiềm năng phát triển bất động sản giá rẻ và bình dân trong thời gian tới khiến ông Nga rất lạc quan và tin tưởng vào cơ hội nghề nghiệp cho đội ngũ môi giới bất động sản phân khúc này.
Theo ông, mấu chốt của vấn đề là phải đào tạo để nhân viên môi giới biết được cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thu nhập của phân khúc trung bình và giá rẻ hoàn toàn hấp dẫn không kém gì các phân khúc khác.
Mỗi tháng, trung bình tại thị trường Hà Nội có khoảng 1.300-1.400 giao dịch bất động sản thành công, trong đó cao cấp chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Cũng tại Hà Nội có khoảng 10.000 nhân viên môi giới bất động sản đã được cấp thẻ hành nghề. Ngoài ra, số lượng chưa được cấp thẻ vẫn đang hành nghề còn lớn hơn rất nhiều.
Có thể thấy được mức độ cạnh tranh rất cao của các môi giới trong phân khúc cao cấp. Khi mà cơ hội thu nhập lớn, hoa hồng cao sẽ thu hút rất nhiều môi giới. Vì vậy, không chỉ cạnh tranh khách hàng mà các môi giới còn cạnh tranh và giá bán, cắt hoa hồng, đôi khi thu nhập thực tế không nhiều.
Hoa hồng nhỏ nhưng trong nhiều giao dịch của phân khúc trung bình và giá rẻ, nhân viên môi giới hoàn toàn có thu nhập không kèm gì so với phân khúc cao cấp. Thậm chí còn khá hơn trong bối cảnh các môi giới phân khúc cao cấp cạnh tranh rất gay gắt.
Ngoài ra, việc đào tạo cũng giúp nhân viên môi giới thấy được trách nhiệm xã hội trong công việc của mình. Họ chính là người lan tỏa các dự án tốt, phục vụ phân khúc bình dân, đưa các dự án đến gần hơn với những người thực sự cần trên thị trường. Điều này, theo đánh giá của ông, sẽ giúp nâng cao được vị thế của nghề môi giới bất động sản trong xã hội.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Mạnh Hà – Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam thừa nhận việc có quá nhiều môi giới bất động sản cho phân khúc cao cấp do biên hộ hoa hồng rất hấp dẫn.
Ông cũng tin tưởng trong thời gian tới, phân khúc nhà ở trung bình và giá rẻ sẽ có nhiều nguồn cung từ các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản, thì cơ cấu môi giới cho từng phân khúc sẽ hợp lý hơn.
Tại tham luận trình bày trước hội nghị, ông Nga cho rằng môi giới phân khúc bất động sản cao cấp và nghỉ dưỡng đang chiếm số lượng áp đảo trên thị trường do biên độ lợi nhuận của phân khúc này rất hấp dẫn.
Trung bình, nếu bán được một căn hộ hoặc một căn biệt thự trị giá khoảng 10 tỷ đồng, môi giới có thể nhận được hoa hồng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, các dự án bất động sản cao cấp luôn có thông tin phong phú, được đầu tư cho công tác bán hàng, công tác hỗ trợ cho môi giới cũng hơn hẳn các phân khúc khác khiến điều kiện làm việc thuận lợi.
Mặc khác, ông Nga cũng thừa nhận phần nguyên nhân của việc dư thừa môi giới bất động sản cao cấp xuất phát từ nguồn cung của thị trường. Nguồn cung phân khúc cao cấp và nghỉ dưỡng đang chiếm phần lớn. Trong khi đó, cung nhà ở phân khúc trung bình và giá rẻ lại không nhiều.
Tuy nhiên, các đánh giá về tiềm năng phát triển bất động sản giá rẻ và bình dân trong thời gian tới khiến ông Nga rất lạc quan và tin tưởng vào cơ hội nghề nghiệp cho đội ngũ môi giới bất động sản phân khúc này.
Theo ông, mấu chốt của vấn đề là phải đào tạo để nhân viên môi giới biết được cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thu nhập của phân khúc trung bình và giá rẻ hoàn toàn hấp dẫn không kém gì các phân khúc khác.
Mỗi tháng, trung bình tại thị trường Hà Nội có khoảng 1.300-1.400 giao dịch bất động sản thành công, trong đó cao cấp chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Cũng tại Hà Nội có khoảng 10.000 nhân viên môi giới bất động sản đã được cấp thẻ hành nghề. Ngoài ra, số lượng chưa được cấp thẻ vẫn đang hành nghề còn lớn hơn rất nhiều.
Có thể thấy được mức độ cạnh tranh rất cao của các môi giới trong phân khúc cao cấp. Khi mà cơ hội thu nhập lớn, hoa hồng cao sẽ thu hút rất nhiều môi giới. Vì vậy, không chỉ cạnh tranh khách hàng mà các môi giới còn cạnh tranh và giá bán, cắt hoa hồng, đôi khi thu nhập thực tế không nhiều.
Phân khúc nhà bình dân và giá rẻ còn rất nhiều dư địa cho các nhà môi giới bất động sản. Ảnh: Tiến Tuấn.
Ngược lại, theo ông Nga, các giao dịch bất động sản trung cấp và giá rẻ vừa thiếu môi giới trong khi thị trường lại rất quan tâm, giao dịch rất nhanh khi có nguồn cung.Hoa hồng nhỏ nhưng trong nhiều giao dịch của phân khúc trung bình và giá rẻ, nhân viên môi giới hoàn toàn có thu nhập không kèm gì so với phân khúc cao cấp. Thậm chí còn khá hơn trong bối cảnh các môi giới phân khúc cao cấp cạnh tranh rất gay gắt.
Ngoài ra, việc đào tạo cũng giúp nhân viên môi giới thấy được trách nhiệm xã hội trong công việc của mình. Họ chính là người lan tỏa các dự án tốt, phục vụ phân khúc bình dân, đưa các dự án đến gần hơn với những người thực sự cần trên thị trường. Điều này, theo đánh giá của ông, sẽ giúp nâng cao được vị thế của nghề môi giới bất động sản trong xã hội.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Mạnh Hà – Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam thừa nhận việc có quá nhiều môi giới bất động sản cho phân khúc cao cấp do biên hộ hoa hồng rất hấp dẫn.
Ông cũng tin tưởng trong thời gian tới, phân khúc nhà ở trung bình và giá rẻ sẽ có nhiều nguồn cung từ các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản, thì cơ cấu môi giới cho từng phân khúc sẽ hợp lý hơn.
Tác giả bài viết: Hiếu Công
Nguồn tin: