Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng nghề dệt thổ cẩm Quỳ Hợp
7 làng nghề mới được UBND tỉnh công nhận (theo Quyết định số 6567/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 về việc công nhận làng nghề năm 2016) gồm: Làng nghề ép dầu lạc Hưng Xuân, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên); Làng nghề nấu rượu xóm Xuân Trung, xã Nghi Đức (TP. Vinh); Làng nghề dệt thổ cẩm Làng Xiềng, xã Môn Sơn (Con Cuông); Làng nghề dệt thổ cẩm Bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn); Làng nghề trồng hoa, cây cảnh Yên Phú, xã Minh Thành (Yên Thành); Làng nghề sản xuất gạch không nung Làng Thượng, xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu); Làng nghề sản xuất gạch không nung Hoa Chín, xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu).
Hiện nay toàn tỉnh Nghệ An có 146 làng nghề, tạo việc làm cho 20.000 lao động với thu nhập bình quân 38 triệu đồng/người/năm. Sản phẩm làng nghề phong phú, đa dạng chủng loại từ dâu tằm, mây tre đan, hương trầm, thổ cẩm, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, sản xuất gạch, ngói đến chế biến miến gạo, bún bánh, kẹo lạc, nước mắm… đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề, làng có nghề, hàng năm đã tạo ra giá trị kinh tế cho các địa phương trung bình từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng/năm. Thông qua hoạt động sản xuất, phát triển ngành nghề đã tạo những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn và thực hiện các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng nông thôn, thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và ổn định an sinh xã hội.
Hiện nay toàn tỉnh Nghệ An có 146 làng nghề, tạo việc làm cho 20.000 lao động với thu nhập bình quân 38 triệu đồng/người/năm. Sản phẩm làng nghề phong phú, đa dạng chủng loại từ dâu tằm, mây tre đan, hương trầm, thổ cẩm, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, sản xuất gạch, ngói đến chế biến miến gạo, bún bánh, kẹo lạc, nước mắm… đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề, làng có nghề, hàng năm đã tạo ra giá trị kinh tế cho các địa phương trung bình từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng/năm. Thông qua hoạt động sản xuất, phát triển ngành nghề đã tạo những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn và thực hiện các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng nông thôn, thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và ổn định an sinh xã hội.
Tác giả bài viết: Hoàng Trinh
Nguồn tin: Báo Công Thương Điện Tử
Nguồn tin: Báo Công Thương Điện Tử