Đẹp

Thành phần có trong dưỡng môi khiến càng bôi càng khô

Chuyên gia chỉ cách chọn chọn son dưỡng môi phù hợp chống môi khô nẻ trong cả đông lẫn hè.

Có hàng triệu sản phẩm dưỡng môi được bán trên thị trường hứa hẹn sẽ nhanh chóng làm môi hết khô nẻ nhưng rất khó để chọn được một sản phẩm thực sự có hiệu quả. Một sản phẩm dưỡng môi có mùi trái cây khiến bạn muốn mua ngay lập tức có thể có chứa những thành phần nguyên liệu vừa không cần thiết vừa có hại cho đôi môi nhiều hơn lợi.

Cách chọn son dưỡng môi là tìm ra sự kết hợp giữa các nguyên liệu có tác dụng làm ẩm môi và các nguyên liệu làm lành môi. Nhiệt độ của môi có thể dễ dàng làm dưỡng môi tan ra để các thành phần làm ẩm có thể ngấm vào da môi, còn các thành phần có tác dụng khóa chặt sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ cho môi. Lớp màng này vừa có tác dụng giữ cho môi không bị bay hơi vừa khóa chất ẩm lại bên trong.

Các chuyên gia nên chọn dưỡng môi có chất làm ẩm như hạt mỡ hoặc cây báo xuân và có chất khóa ẩm như sáp ong.


Một tiêu chí rất quan trọng khi chọn dưỡng môi là sản phẩm phải có tính năng chống nắng vì môi cần được bảo vệ dưới ánh sáng mặt trời kể cả trong mùa đông. Sản phẩm dưỡng môi có kẽm oxide sẽ lưu lại trên môi và ngăn chặn những tia có hại. Nếu dưỡng môi không có SPF thì chỉ cần bôi một lớp dưỡng môi đó lên, đợi khô rồi bôi thêm một lớp kem chống nắng lên trên.

Để giữ cho đôi môi được mịn mượt, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên liệu thành phần và tránh xa các sản phẩm có những thành phần gây kích ứng cho môi như sau.

Nên tránh xa các sản phẩm dưỡng môi có mùi thơm vì đây chính là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bị kích ứng môi. Trong đó phải kể đến quế và các hợp chất có liên quan đến quế hay được dùng để tạo mùi và chống nắng.

Phenol hoặc menthol là chất bạc hà tạo cảm giác mát lạnh cho đôi môi nhưng không nên cho rằng cảm giác cay cay ở trên môi nghĩa là môi đang được làm lành. Bạc hà có thể gây kích ứng môi và làm môi nhạy cảm hơn.

Nhắc đến vitamin E trong dưỡng môi, ngay cả các chuyên da da liễu cũng không đưa ra được ý kiến thống nhất. Một số người thì dị ứng với vitamin E cục bộ còn một số người thì không. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa chắc chắn lắm thì “thà an toàn còn hơn phải hối tiếc”, không nên mua dưỡng môi có vitamin E. (Nguồn ảnh: Prevention)

Tác giả bài viết: Trang Anh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP