Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện toàn huyện Thanh Chương có 13.182 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, hàng ngàn hộ có mức thu nhập từ 50- 200 triệu đồng/năm; có 83 hộ thu nhập từ 500-1.000 triệu/năm, 10 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/ năm, gần 400 trang trại, gia trại trong đó có 29 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trồng cây ăn quả đang là một thế mạnh của người dân các xã miền núi huyện Thanh Chương
Nét đáng chú ý là tất cả các hộ SXKD giỏi đều đã tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho xã hội với mức bình quân chung là 5 lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Phong trào cũng đang từng bước góp phần thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp lực lượng sản xuất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Rõ nhất là đã góp phần hình thành các vùng sản xuất, liên kết để tham gia thực hiện và áp dụng qui trình sản xuất lúa, rau màu, quản lý dịch hại tổng hợp. Hơn 1.200 hộ dân đầu tư mua máy nông nghiệp để sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo tiến độ gieo trồng... từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Toàn huyện đã có trên 1200 máy làm đất và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
Nhiều hộ nông dân SXKD giỏi đã thành lập các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ hoặc sáng lập các tổ hợp tác, HTX nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh; Tham gia tích cực củng cố và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó có vai trò đi đầu của các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Nhiều hộ nông dân Thanh Chương thu tiền tỷ từ chăn nuôi trâu bò hàng hóa
Tại các khu TĐC, trồng chè và cây ăn quả được phát triển mạnh
Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã xây dựng và triển khai được 168 mô hình các loại, trong đó 44 mô hình được đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất. Đặc biệt, ngay sau chuyển đổi ruộng đất, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và sản xuất của nhân dân; ruộng đất được dồn điền, đổi thửa tạo thành những ô thửa có diện tích lớn là điều kiện để phát triển kinh tế trang trại, gia trại, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao giá trị thu nhập, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tác giả bài viết: Trần Đình Hà
Nguồn tin: