Kinh tế

Tân Kỳ: Cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả cho hiệu quả cao

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích cho bà con nông dân, thời gian qua, xã Kỳ Sơn - huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và sau 3 năm thực hiện, mô hình đã từng bước khẳng định được hiệu quả và hiện nay đã được nhân ra diện rộng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Đản ở xóm Dốc Sư - xã Kỳ Sơn là hộ tiên phong cải tạo đất vườn đưa 47 cây táo Thái Lan vào trồng trên diện tích 3 sào đất. Qua thực tế sản xuất, ông cho biết, cây táo dễ trồng, ít sâu bệnh, thích nghi với chất đất đồi vệ, chi phí đầu tư ban đầu thấp, đặc biệt trồng đầu năm thì cuối năm đã cho quả, thời gian thu hoạch lại kéo dài 4 tháng, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
images1324101 V n t o c a gia nh ng n
Vườn táo của gia đình ông Đản

Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cây táo cho sai quả, quả to, trung bình 7 đến 10 quả đạt trọng lượng 1kg, năng suất bình quân mỗi vụ của một gốc táo từ 2 năm tuổi trở lên đạt hơn 100kg. Riêng năm đầu tiên với chi phí đầu tư ban đầu là hơn 7 triệu đồng thì cuối năm đem về cho gia đình ông nguồn thu gần 100 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, năm 2015, ông Đản quy hoạch đất vườn đưa 40 gốc ổi, 30 gốc chanh vào trồng và trồng thêm Mít Thái Lan, Bưởi diễn. Hiện nay, hàng ngày gia đình ông Đản có chanh, ổi để bán, riêng cây Táo, Bưởi thì cuối tháng 11 âm lích mới bắt đầu thu hoạch. Điểm đáng chú ý ở đây là các loại quả đều được gia đình ông bọc kín bằng bao nilong. Ông Đản nói: Nói chung, cây nào cũng khó tính nên mình phải kiên trì chịu khó. Mỗi cây có khả năng thích nghi khác nhau, ví dụ như Táo mình không bọc được nên mua thuốc về nhử ruồi vàng, như cây ổi thì bọc được, cây xoài, cây bưởi, bọc được thì có lợi nhiều mặt như sản phẩm sạch, an toàn bởi không phun thuốc, cho mẫu mã đẹp.
images1324103 V n i c a gia nh ng n cho sai qu
images1324102 Nh ng qu b c c ng n b t k n s u b nh
Các loại quả đều được ông Đản bịt kín cho đỡ sâu bệnh

Nhờ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và có cách làm sáng tạo nên thu nhập hàng năm của gia đình ông Đản không ngừng tăng lên. Với tổng diện tích 6 sào đất vườn thuộc khu vực đất đồi, mỗi năm đem lại giá trị kinh tế cho gia đình trên 200 triệu đồng.

Từ hiệu quả của mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả tại nhà ông Đản và 6 hộ tham gia mô hình, bà con xã Kỳ Sơn và các địa phương lân cận đến tham quan học tập, ban đầu chỉ triển khai trên diện tích 1ha vào năm 2013 thì đến nay đã được nhân rộng trên diện tích hơn 20ha. Những diện tích này trước đây trồng hoa màu kém hiệu quả nên bà con đã chuyển sang trồng cây ăn quả.

images1324104 V n qu t PQ c a gia nh anh Chu Qu c t x K S n cho sai qu
Vườn quýt PQ của gia đình anh Chu Quốc Tế cho sai quả

Bà Tạ Thị Thủy- Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cho biết: Sau khi nghiên cứu về chất đất trên địa bàn xã cũng như thị trường thì UBND xã Kỳ Sơn đã kịp thời chỉ đạo nhân dân trồng xen kẽ nhiều loại cây ăn quả ví dụ như cây bưởi, rồi ổi và các loại cây cho thu nhập nhiều thời gian khác nhau trong năm để nhân dân có thu nhập liên tục trong năm và chúng tôi chỉ đạo đưa vào trồng cây mít Thái Lan, tôi thấy ở địa bàn Tân Kỳ tiêu thụ mít Thái từ nơi khác chuyển về rất là nhiều, cho nên địa phương Kỳ Sơn tiếp tục chỉ đạo trồng cây mít Thái Lan và cây khác để cho thu nhập quanh năm để nhân dân tăng thêm thu nhập về kinh tế và bước đầu nhiều hộ đã khẳng định được hiệu quả.

Mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa đã khẳng định được hiệu quả, từ đó, đã giúp gia đình ông Đản và nhiều hộ dân ở xã Kỳ Sơn huyện Tân Kỳ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời giúp địa phương tuyển chọn được cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao để đưa vào trồng đại trà nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế đất vườn, vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân, đẩy nhanh tiến độ về đích nông thôn mới vào năm 2017 như kế hoạch đề ra.

Tác giả bài viết: Cẩm Tú

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP