Theo ghi nhận của phóng viên, tại siêu thị Big C và một số siêu thị khác như Maximax, Intimex, sức mua trong 1 tuần qua đã tăng khoảng 10 - 15% so với tuần trước. Mặc dù sức mua tăng lên nhưng nhiều mặt hàng vẫn giữ giá, một số mặt hàng tăng giá nhẹ từ 5% - 6% như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng gà; giá rau củ, thủy hải sản nhìn chung ổn định.
Đáng chú ý, năm nay ý thức tiêu dùng của người dân thay đổi đáng kể. Mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, lựa chọn mua những sản phẩm có uy tín, chất lượng như bánh, mứt, kẹo do các công ty trong nước sản xuất. Ngoài ra, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng có mức sống cao, nhiều nhà phân phối cũng đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng đồ uống, bánh mứt kẹo từ nước ngoài như Nga, Nhật, Pháp, Đức, Hàn, Thái Lan…
Dự kiến, sức mua sẽ bắt đầu tăng cao hơn từ ngày "ông Công ông Táo" 23 tháng Chạp âm lịch. Để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ đã có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá nên mặt bằng giá hàng hóa sẽ không có biến động lớn. Tuy nhiên, một số mặt hàng có nhu cầu cao và dồn vào các ngày cận tết như thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây có thể tăng giá nhẹ.
Sở Công Thương Nghệ An cũng đã chỉ đạo, vận động doanh nghiệp, các nhà phân phối, bán lẻ trên địa bàn kéo dài thời gian phục vụ, đóng cửa muộn và mở cửa sớm ngay sau Tết để phục vụ người dân mua sắm. Với sự chuẩn bị về nguồn hàng, phương án cung ứng khá chu đáo của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nguồn cung hàng hóa sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Đáng chú ý, năm nay ý thức tiêu dùng của người dân thay đổi đáng kể. Mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, lựa chọn mua những sản phẩm có uy tín, chất lượng như bánh, mứt, kẹo do các công ty trong nước sản xuất. Ngoài ra, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng có mức sống cao, nhiều nhà phân phối cũng đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng đồ uống, bánh mứt kẹo từ nước ngoài như Nga, Nhật, Pháp, Đức, Hàn, Thái Lan…
Người tiêu dùng tìm hiểu và mua sắm các sản phẩm trong điểm bán hàng bình ổn giá của công ty TNHH Nhật Minh Tâm tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Năm nay, tỉnh Nghệ An tiếp tục chú trọng tới việc tổ chức tốt hệ thống phân phối để đưa hàng Tết đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là hàng bình ổn. Hàng hóa phục vụ Tết được lưu thông qua hệ thống chợ truyền thống, các siêu thị và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi, ngoài ra ngành công thương còn tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại các hội chợ xuân, chợ nông sản phục vụ Tết, phiên chợ hàng Việt.
Dự kiến, sức mua sẽ bắt đầu tăng cao hơn từ ngày "ông Công ông Táo" 23 tháng Chạp âm lịch. Để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ đã có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá nên mặt bằng giá hàng hóa sẽ không có biến động lớn. Tuy nhiên, một số mặt hàng có nhu cầu cao và dồn vào các ngày cận tết như thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây có thể tăng giá nhẹ.
Sở Công Thương Nghệ An cũng đã chỉ đạo, vận động doanh nghiệp, các nhà phân phối, bán lẻ trên địa bàn kéo dài thời gian phục vụ, đóng cửa muộn và mở cửa sớm ngay sau Tết để phục vụ người dân mua sắm. Với sự chuẩn bị về nguồn hàng, phương án cung ứng khá chu đáo của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nguồn cung hàng hóa sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Tác giả bài viết: Bích Huệ
Nguồn tin: