Kinh tế

Sớm chủ động nguồn thức ăn cho gia súc "tránh rét"

Từ tháng 10, giá rét bắt đầu xuất hiện ở các huyện miền núi, cũng là thời điểm nông dân các địa phương trong huyện triển khai các biện pháp tích trữ thức ăn chăn nuôi, che chắn chuồng trại cho đàn gia súc trước, trong và sau mùa đông.

Tận dụng, dự trữ thức ăn từ nguyên liệu ngoài đồng...

Vùng miền núi cao của Nghệ An thường xuyên có hiện tượng rét đậm, rét hại, băng giá khi mùa Đông đến, ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc. Gia súc chết rét một phần là do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, nhưng nguyên nhân chính là do người dân chưa chăm sóc tốt và chưa chủ động dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

Thời điểm này, khi các xã vùng cao đã thu hoạch lúa mùa sớm, ngành Nông nghiệp Nghệ An có văn bản chỉ đạo đến các địa phương về công tác chủ động tích trữ rơm khô và một số ngũ cốc khác như Ngô, khoai, sắn… làm thức ăn cho gia súc.

images1325094 Rom ra cho trau bo
Người dân tích trữ rơm rạ cho gia súc

Bởi vậy, nhiều địa phương, đặc biệt là vùng miền núi các xã; Thanh Sơn, Ngọc Lâm, Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Thủy sau khi thu hoạch lúa hè thu, mùa, người dân đã chủ động những ngày có nắng phơi khô rơm để cất trữ.

Những ngày rét đậm, mưa kéo dài, bà con nhốt trâu, bò trong chuồng trại đã được che chắn kín gió, rút rơm cho trâu, bò ăn, đảm bảo sức khỏe, chống chọi với mùa khan hiếm thức ăn tươi.



Chị Vi Thị Doanh – Bản Kim Chương xã Ngọc Lâm cho biết: Hiện nay gia đình nuôi 4 con trong đó có hai con trâu và hai con bò, mỗi khi gặt lúa mùa xong gia đình tranh thủ trau phơi rơm ra cho thật khô để xây thành từng cây che chắn cẩn thận để làm thức ăn cho đàn trâu nhà mình trong mùa rét.

Rơm khô có nhiều chất dinh dưỡng, nếu được chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt cho trâu, bò, thay thế hoàn toàn nguồn cỏ tươi. Theo thống kê của ngành Chăn nuôi Thu y huyện tính đến nay, toàn huyện có trên 75.000 con trâu, bò.

2images1325095 co voi
Diện tích cỏ tươi (cỏ voi) chưa nhiều

Trong khi đó, diện tích trồng cỏ chưa đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho tổng đàn. Hệ thống khuyến nông cơ sở hướng dẫn hộ chăn nuôi tận dụng triệt để sản phẩm phụ ngành trồng trọt (rơm, thân, lá, bẹ ngô, cây lạc, khoai lang, chuối...) cắt cỏ tự nhiên để phơi khô hoặc ủ chua. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương gieo ngô dày làm thức ăn bổ sung cho gia súc; tuyên truyền, phát động phong trào trồng cỏ, hướng dẫn người dân tận dụng đất quanh nhà, ven đường, đồi bãi và dành quỹ đất để trồng cỏ.

...Góp phần hạn chế thất thoát đàn gia súc mùa giá rét

Vụ đông này, toàn huyện thực hiện kế hoạch trồng trên 3.500 ha ngô số diện tích này được cơ cấu các loại giống ngô ngắn ngày như: NK 66, P 4199, DK 6919 và trong đó cơ cấu khoảng 700ha sắn. Sau khi thu hoạch bắp, phần thân, lá ngô sử dụng kết hợp với rơm khô tạo nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc rất tốt.

Ngoài cây ngô vụ đông, UBND huyện còn chỉ đạo các ngành, các xã hướng dẫn bà con chủ động tích trữ thức ăn, như tận dụng rơm rạ vụ mùa phơi khô, bó gọn, gác lên chuồng trâu, bò; trồng chuối, trồng cỏ.

3images1325096 Chu i
Những vườn chuối đáp ứng nhu cầu thức ăn mùa rét

Người dân Thanh Chương lâu nay có phong trào nuôi trâu, bò vỗ béo, bà con biết cách chăm sóc gia súc băng cách chủ động tích trữ thức ăn phục vụ thời điểm mưa, rét. Gia đình ông Nguyễn Văn Giáp – xã Thanh Thủy – Thanh Chương hiện nuôi nhốt 4 con bò, 2 con trâu. Ông Giáp cho biết: Năm nào gia đình tôi cũng tận dụng rơm vụ mùa, tranh thủ những ngày nắng phơi khô, xếp lên gác. Vụ mùa 2016 này, gia đình tôi tích trữ được hơn 1 tấn rơm khô, ngoài ra còn tích cực trồng cỏ voi ở những nơi đất có độ ẩm cao. Vào những ngày mưa rét, gia đình cắt cỏ tươi về, trộn với rơm khô cho trâu, bò ăn.

Ông Đào Quang Biên – Trưởng trạm Thú y huyện cho hay: Vào mùa Đông giá rét, ở vùng miền núi rất khan hiếm nguồn thức ăn tươi cho trâu bò. Do vậy, hàng năm Thú y huyện tham mưu cho UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo các địa phương hướng dẫn bà con cách tích trữ thức ăn cho đàn gia súc, kết hợp che chắn chuồng trại vào mùa Đông. Những loại thức ăn có thể dự trữ cho đàn trâu, bò trên địa bàn ngoài rơm rạ, cỏ voi, là chuối có thể lấy cả thân và lá...

Tin tưởng rằng với sự chủ động trước nguồn thức ăn cho trâu, bò trong chăn nuôi, sẽ góp phần hạn chế đến mức thấp nhất về sự thất thoát đàn gia súc trong mùa Đông giá rét sắp tới trên địa bàn huyện nhà.

Tác giả bài viết: Văn Lý

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP