Giới trẻ

Sinh viên đại học được dạy mưa gió là trời đất quan hệ tình dục

Nội dung một bài giảng tại trường Đại học Hoa Sen đang gây tranh cãi trong cộng đồng.

Nội dung bài giảng gây tranh cãi về cuộc sinh hoạt tình dục giữa Trời và Đất (Ảnh: Facebook)


Những ngày gần đây, trong cộng đồng mạng lan truyền hình ảnh một slide bài giảng mang tính trang cãi. Slide trình chiếu giải đáp các hiện tượng tự nhiên theo sách phong tục cổ, cho rằng mưa gió là hoạt động tình dục của Trời và Đất.

Nội dung cụ thể như sau: "Mưa gió, trong quan niệm dân gian xưa, không phải là kết quả của sự bốc hơi nước được tích tụ, không phải là do sự chênh lệch áp suất khí quyển, mà chỉ cuộc sinh hoạt tình dục của Trời và Đất mà thôi. Những hạt mưa là tinh dịch, giúp Mẹ Đất sinh ra muôn loài cây trái".

Ý kiến trên nhận được nhiều sự phản đối từ cộng đồng. Hầu hết đều nhận định nội dung bài giảng đi ngược cách lý giải khoa học, thậm chí còn sử dụng từ ngữ tục tĩu, lệch lạc.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng phần nội dung trên đã được trích nguồn rõ ràng từ sách Phong tục các Dân tộc Đông Nam Á, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc nên đây là một quan niệm dân gian đã lâu đời, không có gì đáng bàn cãi.

Người dùng Ngoc Hoang nhận xét: "Không thể lấy ý kiến của một dân tọc nào đó đẻ làm đáp án chung. Nên nội dung này chỉ có giá trị tham khảo".

Người dùng Bair cho rằng đây là một bài giảng ở mức độ Đại học, nên sinh viên có đủ khả năng nhận thức và đánh giá kiến thức mình thu nhận "Nếu bài giảng này là cho học sinh THCS, THPT thì rất đáng suy nghĩ. Nhưng ở đây đã là môi trường ĐH rồi, ngay cả lớp 11, 12 còn được dạy giáo dục giới tính thì chuyện này đã là gì?"

Người dùng Dinh Duc Trieu cảm thán "Người ta đã ghi quan niệm dân gian rồi mà đi so với khoa học. Thật khập khiễng".

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều bình luận thắc mắc về tính xác thực của nguồn trích dẫn này.

Bìa sách Phong tục các dân tộc Đông Nam Á của NXB Văn hóa dân tộc (Ảnh: Facebook)


PGS.TS Ngô Văn Doanh, người cùng đứng tên chủ biên cuốn sách đã có câu trả lời với báo Đất Việt về câu hỏi kể trên. Ông cho rằng đây là quan niệm của một tộc người cụ thể, chứ không phải quan niệm của tất cả một dan tộc. Không thể áp dụng khoa học vào quan niệm truyền thống bởi ờ thời điểm quá khứ, người dân chưa thể lý giải các hiện tượng từ thiên nhiên: "Có như thế chuyện của cha ông mới có ông Đùng, bà Đoàng, ông Sấm, bà Chớp, thần thánh hóa các hiện tượng thiên nhiên, rồi có thần Mây, thần Mưa, làm ra các hiện tượng đó, tất cả đều có các vị thần."

Xét riêng về quan niệm coi mưa gió là hoạt động tình dục của trời đất, PGS.TS Ngô Văn Doanh lý giải đây là quan hệ âm dương coi Trời là cha, Đất là mẹ. Sự kết hợp âm dương là một phần của tín ngưỡng phồn thực, giúp mọi vật sinh sôi nảy nở. Đây là hình tượng phổ biến không chỉ với dân tộc Việt.

Trong cuốn sách của mình, nhà nghiên cứu cũng gói gọn trong khuôn khổ các nước Đông Nam Á, bởi đây là khu vực có nền văn minh lúa nước, cần đến mưa "Đây là một truyền thống văn hóa, là cả một triết lý dân gian, chứ không phải là một điều gì cụ thể, một đặc trưng văn hóa."

Tác giả bài viết: K.H

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP