Bất chấp trời mưa, rét nhưng những ngày này nhiều nông dân ở các địa phương vẫn xuống đồng gieo cấy lúa xuân. Điều đáng nói là, việc làm này của bà con nông dân lại sai với nông lịch của ngành nông nghiệp đề ra hơn 20 ngày. Chị Bùi Thị Hải Diễn - xã Quỳnh Hậu - Quỳnh Lưu nói: Tôi thấy cả làng cấy thì gia đình cũng đi cấy, mặc dù biết cấy như thời điểm này là sớm. Bà con nông dân xã Quỳnh Hồng gieo cấy lúa xuân sai lịch thời vụ (Ảnh: Như Thủy)
“Thấy cả làng cấy thì cũng cấy” - đó là hiện tượng sản xuất sai lịch theo phong trào. Theo lịch vào thời điểm này các đơn vị phục vụ thủy lợi sẽ mở nước để nông dân làm đất. Tuy nhiên hiện ở nhiều vùng nông dân lại tranh thủ nguồn nước này để cấy lúa.
Sở dĩ ngành nông nghiệp đã căn cứ vào yếu tố thời tiết để xây dựng nông lịch nhằm né tránh thiên tai. Tuy nhiên, với cách sản xuất theo phong trào, cảm tính của người dân, việc đối phó với thiên tai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Còn gần 1 tháng mới đến lịch cấy lúa Xuân, nhưng đến thời điểm này, toàn tỉnh đã cấy được gần 3.000ha
Theo số liệu thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh đã cấy được gần 3.000ha. Trong khi đó, theo lịch thì đến ngày 8/2, nghĩa là còn gần 1 tháng nữa mới cấy lúa xuân. Ông Nguyễn Đình Hương - Phó chi cục trưởng - Chi cục trồng trọt và BVTV khuyến cáo: Việc gieo cấy sai nông lịch có nguy cơ khi lúa trổ gặp rét sẽ, dễ mất mùa, hơn nữa, cấy sớm, mạ dễ gặp rét cũng làm lúa chết.
Như vậy, sản xuất sai nông lịch sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa vụ xuân. Vẫn biết, tâm lý chung của nhà nông là muốn hoàn tất việc gieo cấy trước Tết, nhưng nếu thời tiết bất thuận, ra Tết sẽ phải cấy lại lần nữa thì sự vất vả và tốn kém sẽ tăng gấp đôi đối với người nông dân. Tác giả bài viết: Thúy Vinh
Nguồn tin: