>>Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Trách nhiệm lớn nhất thuộc về 2 sở chủ quản?
>>Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát...
>>Vụ Mường Thanh - "tập đoàn ông trời”: Đề nghị xử lý hình sự sai phạm tại DA Đại Thanh
>>Vụ Mường Thanh hay “tập đoàn... ông trời”: Dư luận đang chờ công lý được thực thi!
>>Mường Thanh hay “tập đoàn... ông trời”?
Bởi lẽ, từ năm 2013 đến 2016, Sở TN&MT, Sở Xây dựng đã nhận tới hàng trăm báo cáo, văn bản; tiến hành hàng chục đoàn kiểm tra… nhưng lại không có biện pháp kiên quyết tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý ngành hoặc báo cáo UBND Thành phố xử lý.
Điều đó dẫn đến việc để tồn tại một dự án chưa được phê duyệt dự án, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa giao đất đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án, xây dựng công trình sai quy hoạch được phê duyệt, bán sản phẩm cho khách hàng không thông qua sàn giao dịch bất động sản – vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài không bị phát hiện, xử lý?
Theo Báo cáo số 249/BC-TTXD ngày 28/12/2016 của Đội Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì về quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Đại Thanh, đã bộc lộ rõ hàng loạt sai phạm, do buông lỏng quản lý của lãnh đạo Sở Xây dựng cũng như Sở TN&MT.
Cụ thể, riêng với Sở TN&MT, tuy về đảm nhiệm công việc từ tháng 9/2013, nhưng ông Nguyễn Trọng Đông không có những chỉ đạo sát sao đối với những vi phạm tại dự án, cho dù tháng 12/2013, UBND huyện Thanh Trì đã có Báo cáo số 332/BC-UBND gửi UBND Thành phố và các cơ quan chức năng về quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm tại dự án.
Tại báo cáo này cho biết, sau khi báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng thì phát sinh thêm 30 căn liền kề và biệt thự, 3 trạm điện xây trái phép tại dự án Đại Thanh. Theo đó, Sở TN&MT đã nắm bắt được sự việc, nhưng cả 2 sở này vẫn chỉ nhận báo cáo rồi... để đó.
Để đến năm 2014, Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì đã phải liên tục kiểm tra, báo cáo lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng vào ngày 10/1/2014; 45 triệu đồng vào ngày 20/6/2014. Sau đó, ngày 15/8/2014, UBND huyện Thanh Trì tiếp tục có báo cáo gửi Sở Xây dựng và UBND TP. Hà Nội.
Đáng chú ý, tại báo cáo ngày 3/1/2014 của Đội Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì cho biết, cơ quan này đã báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng 2 lần, nhưng chủ đầu tư liên tục có văn bản xin hoãn kiểm tra khiến dư luận không hỏi hoài nghi về việc: Có hay không sự bao che, bảo kê cho sai phạm ngang nhiên tồn tại?
Ngày 9/1/2014, Đoàn kiểm tra - Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra theo Quyết định số 50/QĐ-SXD, do ông Giám đốc Sở Xây dựng ký kiểm tra dự án Đại Thanh. Sau khi kiểm tra, Đoàn đã phát hiện công trình hỗn hợp 6 khối nhà cao 32 tầng +1 tum, không kể tầng hầm và nhóm 32 căn nhà đã xây 5 tầng, 24 căn đã xây 4 tầng và nhiều biệt thự khác cùng khu dịch vụ 4 tầng, bể bơi...
Thế nhưng, điều đáng nói là đoàn kiểm tra cũng chỉ yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý, báo cáo bằng văn bản rồi tiếp tục… im lặng?
Đến năm 2015, Thanh tra xây dựng huyện đã phát đi hàng chục lần thông báo kiểm tra, nhưng chủ đầu tư vẫn chây ỳ hoặc xin hoãn đến tháng 3/2015. Hậu quả nhãn tiền là đến thời điểm này, đã có hàng trăm căn nhà được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Trước thự trạng này, ngày 13/4/2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 49/TB-UBND yêu cầu rà soát các dự án chưa xác định nghĩa vụ tài chính, yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với Sở TN&MT và các cơ quan chức năng kiểm tra, đình chỉ ngay mọi hoạt động xây dựng trái phép và mua bán nhà không đúng quy định tại dự án Đại Thanh.
Sau thông báo trên, Thanh tra Xây dựng huyện đã ban hành 13 công văn đôn đốc, 13 lần báo cáo gửi Sở Xây dựng và các sở, ngành; UBND huyện Thanh Trì gửi 3 báo cáo, 1 công văn cho Sở Xây dựng và các sở, ngành, trong đó có Sở TN&MT đề xuất áp dụng các biện pháp đình chỉ việc xây dựng tại dự án Đại Thanh.
Một phần của dự án Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội)
Thế nhưng, đến ngày 11/6/2015, một đoàn kiểm tra liên ngành (trong đó có Sở Xây dựng) xuống dự án, làm việc với Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên và chỉ kết luận "Đề nghị chủ đầu tư nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định đình chỉ thi công", mà không có biện pháp kiên quyết tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý ngành hoặc báo cáo UBND Thành phố xử lý.
Hậu quả của việc Sở TN&MT, Sở Xây dựng kiểm tra, giám sát kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” suốt một thời gian dài đã dẫn tới hàng loạt vi phạm trong quản lý đất đai, làm thất thoát 7.166 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước và hàng loạt hệ lụy pháp lý khác.
Trước những sự việc nêu trên, khi cơ quan công an vào cuộc điều tra sai phạm của dự án Đại Thanh theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ thì các ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Trọng Đông – Giám đốc sở TN&MT, liệu có vô can?
Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
>>Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát...
>>Vụ Mường Thanh - "tập đoàn ông trời”: Đề nghị xử lý hình sự sai phạm tại DA Đại Thanh
>>Vụ Mường Thanh hay “tập đoàn... ông trời”: Dư luận đang chờ công lý được thực thi!
>>Mường Thanh hay “tập đoàn... ông trời”?
Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển cơ quan công an điều tra đối với sai phạm của dự án Đại Thanh
Bởi lẽ, từ năm 2013 đến 2016, Sở TN&MT, Sở Xây dựng đã nhận tới hàng trăm báo cáo, văn bản; tiến hành hàng chục đoàn kiểm tra… nhưng lại không có biện pháp kiên quyết tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý ngành hoặc báo cáo UBND Thành phố xử lý.
Điều đó dẫn đến việc để tồn tại một dự án chưa được phê duyệt dự án, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa giao đất đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án, xây dựng công trình sai quy hoạch được phê duyệt, bán sản phẩm cho khách hàng không thông qua sàn giao dịch bất động sản – vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài không bị phát hiện, xử lý?
Theo Báo cáo số 249/BC-TTXD ngày 28/12/2016 của Đội Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì về quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Đại Thanh, đã bộc lộ rõ hàng loạt sai phạm, do buông lỏng quản lý của lãnh đạo Sở Xây dựng cũng như Sở TN&MT.
Cụ thể, riêng với Sở TN&MT, tuy về đảm nhiệm công việc từ tháng 9/2013, nhưng ông Nguyễn Trọng Đông không có những chỉ đạo sát sao đối với những vi phạm tại dự án, cho dù tháng 12/2013, UBND huyện Thanh Trì đã có Báo cáo số 332/BC-UBND gửi UBND Thành phố và các cơ quan chức năng về quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm tại dự án.
Tại báo cáo này cho biết, sau khi báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng thì phát sinh thêm 30 căn liền kề và biệt thự, 3 trạm điện xây trái phép tại dự án Đại Thanh. Theo đó, Sở TN&MT đã nắm bắt được sự việc, nhưng cả 2 sở này vẫn chỉ nhận báo cáo rồi... để đó.
Khi cơ quan công an vào cuộc điều tra thì ông Lê Văn Dục và ông Nguyễn Trọng Đông liệu có vô can?
Để đến năm 2014, Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì đã phải liên tục kiểm tra, báo cáo lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng vào ngày 10/1/2014; 45 triệu đồng vào ngày 20/6/2014. Sau đó, ngày 15/8/2014, UBND huyện Thanh Trì tiếp tục có báo cáo gửi Sở Xây dựng và UBND TP. Hà Nội.
Đáng chú ý, tại báo cáo ngày 3/1/2014 của Đội Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì cho biết, cơ quan này đã báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng 2 lần, nhưng chủ đầu tư liên tục có văn bản xin hoãn kiểm tra khiến dư luận không hỏi hoài nghi về việc: Có hay không sự bao che, bảo kê cho sai phạm ngang nhiên tồn tại?
Ngày 9/1/2014, Đoàn kiểm tra - Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra theo Quyết định số 50/QĐ-SXD, do ông Giám đốc Sở Xây dựng ký kiểm tra dự án Đại Thanh. Sau khi kiểm tra, Đoàn đã phát hiện công trình hỗn hợp 6 khối nhà cao 32 tầng +1 tum, không kể tầng hầm và nhóm 32 căn nhà đã xây 5 tầng, 24 căn đã xây 4 tầng và nhiều biệt thự khác cùng khu dịch vụ 4 tầng, bể bơi...
Thế nhưng, điều đáng nói là đoàn kiểm tra cũng chỉ yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý, báo cáo bằng văn bản rồi tiếp tục… im lặng?
Đến năm 2015, Thanh tra xây dựng huyện đã phát đi hàng chục lần thông báo kiểm tra, nhưng chủ đầu tư vẫn chây ỳ hoặc xin hoãn đến tháng 3/2015. Hậu quả nhãn tiền là đến thời điểm này, đã có hàng trăm căn nhà được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Trước thự trạng này, ngày 13/4/2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 49/TB-UBND yêu cầu rà soát các dự án chưa xác định nghĩa vụ tài chính, yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với Sở TN&MT và các cơ quan chức năng kiểm tra, đình chỉ ngay mọi hoạt động xây dựng trái phép và mua bán nhà không đúng quy định tại dự án Đại Thanh.
Sau thông báo trên, Thanh tra Xây dựng huyện đã ban hành 13 công văn đôn đốc, 13 lần báo cáo gửi Sở Xây dựng và các sở, ngành; UBND huyện Thanh Trì gửi 3 báo cáo, 1 công văn cho Sở Xây dựng và các sở, ngành, trong đó có Sở TN&MT đề xuất áp dụng các biện pháp đình chỉ việc xây dựng tại dự án Đại Thanh.
Một phần của dự án Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội)
Thế nhưng, đến ngày 11/6/2015, một đoàn kiểm tra liên ngành (trong đó có Sở Xây dựng) xuống dự án, làm việc với Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên và chỉ kết luận "Đề nghị chủ đầu tư nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định đình chỉ thi công", mà không có biện pháp kiên quyết tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý ngành hoặc báo cáo UBND Thành phố xử lý.
Hậu quả của việc Sở TN&MT, Sở Xây dựng kiểm tra, giám sát kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” suốt một thời gian dài đã dẫn tới hàng loạt vi phạm trong quản lý đất đai, làm thất thoát 7.166 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước và hàng loạt hệ lụy pháp lý khác.
Trước những sự việc nêu trên, khi cơ quan công an vào cuộc điều tra sai phạm của dự án Đại Thanh theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ thì các ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Trọng Đông – Giám đốc sở TN&MT, liệu có vô can?
Tại Báo cáo thanh tra của UBND TP. Hà Nội (năm 2013) nêu rõ: 1. Sở TN&MT Hà Nội: "Đến thời điểm thanh tra (tháng 9/2013) Sở TN&MT chưa có văn bản thông báo kết quả thẩm định nhu cầu sử dụng đất để trả lời chủ đầu tư là vi phạm Điều 10, Quyết định 02/2010/QĐ-UB ngày 18/1/2010 của UBND Thành phố. Thời gian giải quyết hồ sơ của Sở TN&MT quá dài, vượt quá thời gian quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-UB ngày 18/1/2010 của UBND Thành phố. Sở TN&MT chưa làm hết trách nhiệm, chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ, chưa kịp thời hướng dẫn, yêu cầu đơn vị bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Về thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai: Sở TN&MT chưa nắm bắt, theo dõi, kiểm tra, giám sát kịp thời việc thực hiện pháp luật đất đai của dự án Đại Thanh". 2. Sở Xây dựng Hà Nội "Sở Xây dựng không có biện pháp kiên quyết tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý ngành hoặc báo cáo UBND Thành phố xử lý dẫn đến để tồn tại một dự án chưa được phê duyệt dự án, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa giao đất đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án, xây dựng công trình sai quy hoạch được phê duyệt, bán sản phẩm cho khách hàng không thông qua sàn giao dịch bất động sản – vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài không bị phát hiện, xử lý". Trước những sai phạm trên Thanh tra TP. Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo: Kiểm điểm trách nhiệm đối với Giám đốc Sở TN&MT, Giám đốc Sở Xây dựng vì buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát chặt chẽ dẫn đến để tồn tại một dự án phát triển nhà ở có nhiều vi phạm trên địa TP. Hà Nội. |
Tác giả: Tuấn Ngọc
Nguồn tin: Thương hiệu & Công luận
Nguồn tin: Thương hiệu & Công luận