Giáo dục

Phương án tuyển sinh của Học viện Ngoại giao năm 2021

Học viện ngoại giao dự kiến tuyển 1350 chỉ tiêu năm 2021 với 4 phương thức xét tuyển, trong đó phương thức xét học bạ chiếm 8% chỉ tiêu.

Đối tượng tuyển sinh

Nguồn ảnh dav.edu.vn

Tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định theo từng phương thức xét tuyển của Học viện Ngoại giao.

Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

Chỉ tiêu tuyển sinh

Học viện ngoại giao dự kiến tuyển 1350 chỉ tiêu năm 2021 với 4 phương thức xét tuyển, trong đó phương thức xét học bạ chiếm 8% chỉ tiêu.

Đối tượng được tuyển thẳng

Trường sẽ tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT, dự kiến chiếm khoảng 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Bên cạnh đó, Học viện Ngoại giao cũng xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh riêng của học viện, dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Cụ thể, Học viện xét tuyển thẳng những thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8 trở lên và có chứng chỉ IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên.

Nếu là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia, thí sinh cần có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 5/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.8 trở lên hoặc có chứng chỉ IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 6.5 trở lên và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

Đối với thí sinh tham dự cuộc thi / triển lãm/ phát minh khoa học kỹ thuật quốc tế; có giấy chứng nhận đoạt giải và các chứng nhận liên quan đến cuộc thi do Bộ GD-ĐT xác nhận; có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; đã tốt nghiệp THPT năm 2021, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định cũng sẽ được xét tuyển thẳng.

Phương thức xét tuyển

Phương thức 1: Kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải đáp ứng các điều kiện: Tốt nghiệp THPT trong năm 2020.

Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển): Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Anh: IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên. Các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên và các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 trở lên (mức điểm từ 280 điểm trở lên).

Đồng thời, các thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên

Phương thức 2: Dựa trên Kết quả học tập THPT

Đối tượng xét tuyển là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia; có tên trong danh sách tham gia kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của Học viện (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp) hoặc có tên trong danh sách dự thi cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mà nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện.

Đồng thời, thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

Phương thức 3: Dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam

Thí sinh cần đáp ứng 2 điều kiện. Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam. Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên, hoặc từ DELF-B2 trở lên, hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác với mức điểm tương đương.

Phương thức 4: Dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Đối tượng xét tuyển là tất cả thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt đủ điểm Học viện yêu cầu.

Bên cạnh đó, trường cũng có chương trình Liên kết đào tạo giữa Học viện Ngoại giao và Đại học Victoria Wellington (New Zealand) đã được Bộ Ngoại giao chấp thuận và Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép từ năm 2011. Đối với chương trình này, Học viện sẽ xét tuyển các ngành Quan hệ quốc tế, Khoa học chính trị và Truyền thông.

Học sinh tốt nghiệp THPT trong nước hoặc nước ngoài hoặc sinh viên đang theo học các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài đều được đăng ký xét tuyển với yêu cầu thí sinh phải tốt nghiệp THPT trong nước/nước ngoài và đạt IELTS Academic từ 5.5 trở lên (hoặc TOEFL iBT tương đương).

Sinh viên theo học chương trình Liên kết đào tạo sẽ được học 1,5 năm học ở Học viện Ngoại giao và 1,5 năm học ở New Zealand. Bằng Cử nhân do Đại học Victoria Wellington cấp.

Năm 2020, Học viện Ngoại giao thông báo điểm chuẩn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT từ 25,6 đến 34,75.

Ngôn ngữ Anh là ngành duy nhất nhân đôi môn ngoại ngữ, lấy điểm chuẩn thang 40. Với 34,75 điểm, thí sinh phải đạt trung bình mỗi môn 8,69.

Các ngành còn lại lấy điểm thang 30, cao nhất là tổ hợp A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) và D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) của nghàn Truyền thông quốc tế với 27 điểm, tức 9 điểm mỗi môn. Điểm chuẩn của các tổ hợp và ngành khác 25,6-26,7.

Năm học 2020-2021, Học viện Ngoại giao tuyển 500 sinh viên theo ba phương thức xét tuyển kết hợp, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng. Năm ngoái, điểm chuẩn của trường từ 23,91 đến 25,2. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh lấy đầu vào là 33,25/40, tiếng Anh nhân hệ số 2.

Tác giả: Bằng Lăng (TH)

Nguồn tin: tieudung.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP